Dự báo năm nay còn 8-11 cơn bão trên Biển Đông

Từ nay đến cuối năm, Biển Đông có thể xuất hiện 8-11 cơn bão, trong đó 3-5 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam.

Từ nay đến cuối năm, Biển Đông có thể xuất hiện 8-11 cơn bão, trong đó 3-5 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam.

Chiều 24/7, Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia họp phiên thứ nhất. Thứ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết từ tháng 8 đến 10, ENSO (chỉ sự nóng lên, lạnh đi dị thường của nhiệt độ mặt nước biển tại khu vực xích đạo phía đông và trung tâm Thái Bình Dương) có khả năng duy trì trạng thái trung tính với xác suất 70-90% và tiếp tục trạng thái này với xác suất 50-60% đến tháng 1/2026.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhận định từ nay đến tháng 10 là cao điểm mưa bão, dự kiến khoảng 6-8 cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, trong đó 2-3 cơn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam. Tháng 11-12 có thể thêm 2-3 cơn bão, áp thấp nhiệt đới, trong đó 1-2 cơn đổ bộ.

Bão Wipha đổ bộ Ninh Bình ngày 23/7.
Bão Wipha đổ bộ Ninh Bình ngày 23/7.

Bộ cũng đánh giá từ nửa cuối tháng 7 đến 9, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nhiều khả năng xuất hiện các đợt mưa lớn kéo dài. Trung Bộ cần đặc biệt lưu ý khả năng mưa lớn bất thường khi giao mùa, nhất là các đợt mưa trái mùa hoặc mưa lớn cục bộ. Mùa mưa Trung Bộ sẽ tập trung nhiều vào các tháng 10, 11 và nửa đầu tháng 12, trùng thời kỳ hoạt động mạnh của bão và áp thấp nhiệt đới cùng với dải thời tiết xấu đi qua khu vực.

Đỉnh lũ trên các sông chính Bắc Bộ dự báo lên báo động một, hai; các sông nhỏ và thượng lưu có thể đạt báo động hai, ba. Tại Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa - TP Huế), các sông như Mã (Thanh Hóa), Cả (Nghệ An, Hà Tĩnh) có khả năng đạt đỉnh lũ báo động một, hai, một số sông có thể vượt báo động hai.

Khu vực Quảng Trị - Đà Nẵng cũng như các sông ở Quảng Ngãi, Gia Lai, Khánh Hòa và Lâm Đồng đỉnh lũ lên báo động hai, ba, có nơi trên báo động ba.

Trên lưu vực sông Mekong, đỉnh lũ năm nay được dự báo tương đương trung bình nhiều năm. Đỉnh lũ tại Tân Châu và Châu Đốc (đầu nguồn sông Cửu Long) dự kiến lên báo động một, trong khi các trạm hạ lưu có thể đạt báo động hai, ba, thậm chí vượt báo động ba ở một số điểm.

Nắng nóng tại Hà Nội, tháng 6/2025.
Nắng nóng tại Hà Nội, tháng 6/2025.

Về nắng nóng, cơ quan khí tượng đánh giá còn tiếp tục xuất hiện tại Trung Bộ trong nửa cuối tháng 7 đến tháng 8. Tuy nhiên, cường độ có xu hướng suy giảm dần từ nay đến tháng 9.

Không khí lạnh bắt đầu hoạt động từ tháng 9-10 và gia tăng cường độ, tần suất từ tháng 11. Rét đậm, rét hại diện rộng ở Bắc Bộ có khả năng xuất hiện tương đương so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ (từ nửa cuối tháng 12).

Mưa lũ lớn bất thường nửa đầu năm 2025

Những tháng đầu năm 2025, thiên tai tại Việt Nam được đánh giá diễn biến bất thường, có xu hướng cực đoan hơn so với trung bình nhiều năm. Trong đó, có hai cơn áp thấp, ba cơn bão trên Biển Đông; 7 đợt nắng nóng diện rộng tại Bắc Bộ, Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Có hai đợt lũ lớn sớm và bất thường; 14 đợt lũ quét, sạt lở đất đá tại 18 tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, Trung Bộ và Tây Nguyên.

Tháng 5 xảy ra mưa lớn cực đoan, trong 103 trạm quan trắc thì 55 trạm ghi nhận mưa trên 100 mm, 29 trạm trên 200 mm, 13 trạm trên 300 mm và 7 trạm trên 400 mm. Đặc biệt, xã Kỳ Giang (Hà Tĩnh) ghi nhận mưa 601 mm - cao nhất từ trước đến nay trong tháng 5 và toàn bộ năm. Tại xã Kỳ Hoa (Hà Tĩnh), lượng mưa trong một giờ đạt 172,8 mm - mức kỷ lục trong chuỗi số liệu quan trắc.

Ngập lụt Mường Xén, Nghệ An.
Ngập lụt Mường Xén, Nghệ An.

Đến tháng 6, mưa lớn tại Việt Bắc với tâm điểm là Bắc Quang (Tuyên Quang) đạt 631 mm trong hai ngày - giá trị cực đoan hiếm gặp trong chuỗi số liệu tháng 6.

Bão Witup không đổ bộ nhưng đã ghi nhận mưa lớn tại Hà Tĩnh - Đà Nẵng với lượng phổ biến 250-550 mm, nhiều nơi vượt 800 mm. Trạm Bạch Mã (TP Huế) đạt 1.203 mm trong ba ngày - cao nhất lịch sử tháng 6. Mưa lớn đã gây lũ trên các sông Kiến Giang, Thạch Hãn, Bồ ở mức cao nhất trong 30 năm trở lại.

Hệ thống sông Thái Bình cũng ghi nhận lũ trong các ngày 20-23/6. Riêng trạm Gia Bảy trên sông Cầu đã vượt mức đỉnh lũ lịch sử cùng kỳ tháng 6.

Chiều 19/7, một trận siêu giông đã xảy ra tại nhiều tỉnh Bắc Bộ gây hậu quả nghiêm trọng, làm lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long khiến 37 người chết, 2 người mất tích.

Cơn bão Wipha đổ bộ Hưng Yên - Thanh Hóa với sức gió cấp 8-9, gây mưa lớn cho hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Tại Nghệ An, mực nước trạm Mường Xén lên 145,8 m lúc 1h ngày 23/7, trên lũ lịch sử 0,4 m, trên báo động ba 3,89 m. Tại trạm Thạch Giám lũ đạt đỉnh 76,13 m lúc 8h ngày 23/7, vượt lũ lịch sử 4,31, trên báo động ba 7,13 m.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết từ đầu năm đến nay thiên tai đã làm 114 người chết, thiệt hại kinh tế 553 tỷ đồng.

Từ ngày 24/7, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được sáp nhập thành Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia. Trưởng ban là Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó ban thường trực là Phó thủ tướng Trần Hồng Hà. Nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị đang được các đơn vị liên quan thống nhất.

vnexpress.net

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc về điều chỉnh giao chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội trong năm 2025

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc về điều chỉnh giao chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội trong năm 2025

Chiều 25/7/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị trực tuyến điều chỉnh giao chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội trong năm 2025 và các năm tiếp theo đến năm 2030 để bổ sung vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Thêm đồ họa vào Sổ tay về hướng dẫn quản lý đất đai khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Thêm đồ họa vào Sổ tay về hướng dẫn quản lý đất đai khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Sáng 25/7, bà Đoàn Thị Thanh Mỹ, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), cho biết, Cục đã hoàn thành việc bổ sung sơ đồ đồ họa mô tả các bước thủ tục hành chính trong “Sổ tay hướng dẫn công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai khi thực hiện chính quyền địa phương hai cấp”.

Biết ơn và ý thức rõ niềm tự hào!

Biết ơn và ý thức rõ niềm tự hào!

Tháng 7 - tháng của tưởng nhớ, tri ân và hoài niệm. Tháng mà những ký ức của một thời oanh liệt của tuổi trẻ trong mỗi người lính già hôm nay lại ùa về với bao tự hào và xúc động.

An cư cho người có công: Nghĩa tình ở xã miền núi Lâm Thượng

An cư cho người có công: Nghĩa tình ở xã miền núi Lâm Thượng

Trong hành trình phát triển quê hương, những ngôi nhà vững chãi mọc lên thay thế những căn nhà tạm, cũ nát không chỉ là mái ấm mới của các gia đình thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, mà còn là biểu tượng sinh động của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Mỗi căn nhà nghĩa tình - Một lời tri ân sâu nặng

Mỗi căn nhà nghĩa tình - Một lời tri ân sâu nặng

Thời gian qua, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh Lào Cai đã nỗ lực kết nối những tấm lòng hảo tâm, vận động nguồn lực xã hội để xây dựng hàng trăm ngôi nhà mới cho các gia đình liệt sĩ trên địa bàn tỉnh. Mỗi căn nhà như một lời tri ân sâu nặng của các cựu chiến binh với những đồng đội đã hy sinh.

Tự hào cờ đỏ sao vàng tại lễ bế mạc Olympic Vật lý Quốc tế 2025

Tự hào cờ đỏ sao vàng tại lễ bế mạc Olympic Vật lý Quốc tế 2025

Trong không khí trang trọng và đầy cảm xúc tại hội trường của CentraleSupélec, một trường đào tạo kỹ sư danh tiếng của Pháp, trực thuộc Đại học Paris-Saclay - nơi được mệnh danh là "Hollywood của Vật lý", lễ bế mạc Olympic Vật lý Quốc tế (IPhO) 2025 đã chứng kiến niềm tự hào vô bờ của đoàn Việt Nam, khi cả 5 thí sinh đều giành huy chương, với thành tích ấn tượng 1 Vàng và 4 Bạc.

Ngày Thế giới phòng, chống đuối nước 25/7: Từ nhận thức đến hành động

Ngày Thế giới phòng, chống đuối nước 25/7: Từ nhận thức đến hành động

Mặc dù tỷ lệ đuối nước trên phạm vi toàn cầu đang có xu hướng giảm trong hai thập niên qua, song theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tốc độ giảm này vẫn chưa đủ nhanh để đáp ứng các Mục tiêu phát triển bền vững. Tại Việt Nam, đuối nước vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em.

Hơn 18 tấn hàng cứu trợ được trực thăng đưa đến vùng lũ Nghệ An

Hơn 18 tấn hàng cứu trợ được trực thăng đưa đến vùng lũ Nghệ An

Đến chiều 24-7, lực lượng trực thăng do Bộ Quốc phòng điều động đã thực hiện thành công 6 chuyến trực thăng vận chuyển hơn 18 tấn hàng hóa cứu trợ khẩn cấp tới các khu vực bị cô lập nghiêm trọng do mưa lũ tại tỉnh Nghệ An. Các chuyến bay được thực hiện theo phương án cơ động linh hoạt, đảm bảo đưa nhu yếu phẩm thiết yếu đến đúng địa bàn trọng điểm, kịp thời hỗ trợ người dân trong tình thế cấp bách.

fb yt zl tw