Đồng bào vùng cao rộn ràng chuẩn bị đón Tết

LCĐT -  Khi hoa mận, hoa đào bắt đầu khoe sắc trong cái rét ngọt cũng là lúc đồng bào vùng cao rộn ràng chuẩn bị đón Tết. Dù phong tục đón Tết của mỗi dân tộc khác nhau nhưng hầu hết bà con đều lưu giữ được những nét đặc sắc do ông cha để lại. Gần đến ngày Tết, bà con đều phấn khởi, hân hoa chuẩn bị đón xuân mới về.

Đồng bào vùng cao rộn ràng chuẩn bị đón Tết ảnh 1
Đồng bào vùng cao rộn ràng chuẩn bị đón Tết ảnh 2
Ẩm thực là nét văn hóa đặc trưng nhất của bà con vùng cao. Những ngày giáp Tết, bên bếp lửa trong nếp nhà sàn, đồng bào Tày xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên) cùng nhau đồ xôi, nướng cá, nướng chuối để chuẩn bị gói bánh và sửa soạn mâm cỗ. 
Đồng bào vùng cao rộn ràng chuẩn bị đón Tết ảnh 3
Quây quần bên bếp lửa ấm áp, chuẩn bị các món ăn và trò chuyện về phong tục đón Tết xưa.
Đồng bào vùng cao rộn ràng chuẩn bị đón Tết ảnh 4
Những cô gái Tày thái quả trám để chuẩn bị chế biến các món ăn hấp dẫn đã tạo thành đặc sản của dân tộc. 
Đồng bào vùng cao rộn ràng chuẩn bị đón Tết ảnh 5
Chuẩn bị đón Tết, không thể thiếu việc chọn những chiếc lá dong to, đẹp để gói bánh chưng. 
Đồng bào vùng cao rộn ràng chuẩn bị đón Tết ảnh 6
Gần đến ngày Tết, bà con ở xã Bản Liền (huyện Bắc Hà) cùng nhau đồ xôi, giã bánh. 
Đồng bào vùng cao rộn ràng chuẩn bị đón Tết ảnh 7
Đồng bào Dao ở xã A Mú Sung (huyện Bát Xát) gói bánh chưng. Không khí Tết đã tràn đến mọi nhà. 
Đồng bào vùng cao rộn ràng chuẩn bị đón Tết ảnh 8
Ngoài chuẩn bị ẩm thực, bà con cũng trang hoàng nhà cửa, treo cờ Tổ quốc, lịch, tranh để ngôi nhà trở nên đẹp và ấm áp hơn. 
Đồng bào vùng cao rộn ràng chuẩn bị đón Tết ảnh 9
Trang phục là nét văn hóa đặc sắc được đồng bào Mông "giới thiệu" trong ngày Tết. Để chuẩn bị đón xuân, bà con gấp rút thêu, may, chuẩn bị cho mình và người thân những bộ đồ đẹp nhất. 
Đồng bào vùng cao rộn ràng chuẩn bị đón Tết ảnh 10
Những phụ nữ Dao tuyển vê bông chuẩn bị dệt vải. 
Đồng bào vùng cao rộn ràng chuẩn bị đón Tết ảnh 11
Cuối năm cũng là thời điểm các cô gái Tày chuẩn bị đồ may, vá, dệt thổ cẩm. 
Đồng bào vùng cao rộn ràng chuẩn bị đón Tết ảnh 12
Đồng bào Dao đỏ ở xã Dền Sáng (huyện Bát Xát) chạm bạc làm trang sức và thêu, may để có những bộ đồ mới diện trong ngày Tết. 
Đồng bào vùng cao rộn ràng chuẩn bị đón Tết ảnh 13

Những phụ nữ dân tộc Giáy làm hương để thắp những ngày Tết.

Tuy mỗi dân tộc có những phong tục đón Tết cổ truyền khác nhau nhưng tất cả đều hân hoan, chuẩn bị Tết. Không khí đón xuân đã tràn khắp mọi nhà, mọi ngõ phố, bản làng. 

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Trường học Lào Cai sôi nổi các hoạt động hướng về ngày đại thắng của dân tộc

[Ảnh] Trường học Lào Cai sôi nổi các hoạt động hướng về ngày đại thắng của dân tộc

Hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), nhiều hoạt động ý nghĩa cho học sinh đã được các trường học các cấp trên địa bàn tỉnh triển khai sôi nổi, góp phần lan tỏa tinh thần yêu nước, lòng tự hào, biết ơn thế hệ cha ông đã hy sinh tuổi thanh xuân, xương máu vì nền độc lập, tự do của dân tộc.

Thôn Thái Bo nằm ven sông Hồng. Thôn có 196 hộ dân thì 80% trồng rau. Diện tích rau của thôn là hơn 7 ha.

[Ảnh] Bình yên làng rau Thái Bo

Thôn Thái Bo, xã Thống Nhất là một trong những vựa rau lớn nhất của thành phố Lào Cai. Với kinh nghiệm hơn 30 năm trồng rau, người dân nơi đây đã vun trồng nên vùng rau rộng lớn, cung cấp rau xanh cho khu vực thành phố và các vùng lân cận. Vùng rau xanh ngát tạo nên vẻ đẹp trù phú, yên bình bên cạnh đô thị nhộn nhịp, đông vui.

Tuyến đường nội đồng quan trọng thuộc xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai.

[Ảnh] Những dải lụa kết nối mùa bội thu

Lào Cai hiện có khoảng 250 km đường nội đồng. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đường nội đồng được các địa phương và Nhân dân chú trọng đầu tư xây dựng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, vận chuyển nông sản dễ dàng. Giữa vùng canh tác rộng lớn, nhìn từ trên cao, đường nội đồng như những dải lụa điểm tô bức tranh nông thôn mới, góp phần đem lại những vụ mùa bội thu.

[Ảnh] Tranh thủ từng giờ nắng, thảm nhựa đoạn đường qua rừng già Y Tý

[Ảnh] Tranh thủ từng giờ nắng, thảm nhựa đoạn đường qua rừng già Y Tý

Giữa trưa nắng, công trường thảm nhựa mặt đường dự án thi công tuyến đường Bản Xèo - Dền Sáng - Y Tý đoạn qua khu vực rừng già Y Tý vẫn rộn vang tiếng máy. Đoạn đường qua khu rừng nguyên sinh, quanh năm mây mù, vì vậy, những ngày nắng đã tạo thuận lợi cho việc thảm nhựa bê tông thực sự quý giá.

[Ảnh] Báo Lào Cai ra Trường Sa

[Ảnh] Báo Lào Cai ra Trường Sa

Ngày 10/4/1963, Báo Lao Cai đổi mới đã chính thức phát hành số đầu, khởi đầu cho sự ra đời của Báo Lào Cai ngày nay. Trải qua 62 năm thành lập, Báo Lào Cai không ngừng phát triển, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh.

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

Trong những ngày đầu tháng 4, khi cơn mưa đầu mùa đổ xuống, người dân xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát bước vào vụ cấy lúa xuân. Mặc dù trận lũ lớn tháng 9 năm 2024 đã vùi lấp cả cánh đồng Nà Lặc thành thung lũng đá trắng, nhưng người dân nơi đây vẫn đang nỗ lực khôi phục một số diện tích để cấy lúa, ươm màu xanh hi vọng trên cánh đồng đá sỏi ngổn ngang.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

[Ảnh] Lực lượng dân quân, tự vệ phát huy vai trò nòng cốt tại cơ sở

[Ảnh] Lực lượng dân quân, tự vệ phát huy vai trò nòng cốt tại cơ sở

Thời gian qua, lực lượng dân quân, tự vệ trên địa bàn tỉnh đã chú trọng làm tốt công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự - quốc phòng địa phương, đồng thời, tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị do cấp ủy đảng, chính quyền phân công. Qua đó góp phần làm đẹp thêm hình ảnh những chiến sĩ “sao vuông” trong lòng dân.

[Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý, vào khoảng thời gian vua Lý Thái Tổ dời đô từ Thăng Long ra Hoa Lư. Các sản phẩm gốm Bát Tràng đã phát triển, lưu thông rộng rãi trong nước từ thế kỷ XV, đến thế kỉ XVI, XVII phát triển mạnh mẽ và xuất khẩu ra nước ngoài. Trải qua thăng trầm của lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống, tự hào là làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất của cả nước.

Một góc vườn lan trần mộng nhìn từ trên cao.

[Ảnh] Vườn lan quý trên mây

Sa Pa là thủ phủ của lan Trần Mộng (địa lan) - loài lan quý được ưa chuộng vào dịp tết Nguyên đán. Thời điểm này, những vườn lan Trần Mộng đang trong giai đoạn dưỡng cây. Dưới tiết trời mùa xuân ấm áp, sông mây ùa về ôm ấp những vườn địa lan trên núi tạo khung cảnh đẹp như chốn bồng lai. Mùa này, hoa lan Trần Mộng bung nở căng tràn sức sống đem đến vẻ đẹp rất riêng cho mảnh đất Sa Pa.

[Ảnh] Vùng bưởi Múc mùa ngào ngạt hương hoa

[Ảnh] Vùng bưởi Múc mùa ngào ngạt hương hoa

Thôn Múc, xã Thái Niên (Bảo Thắng) nổi danh với sản phẩm bưởi quả thơm ngon, đậm vị. Thời điểm này, hoa bưởi nở rộ, nhiều người dân các vùng lân cận tranh thủ đến các khu vườn để lưu lại khoảnh khắc đẹp cùng hoa.

Búp - phê trưa cùng công nhân VTM

Búp - phê trưa cùng công nhân VTM

Phóng viên Báo Lào Cai vừa có cơ hội cùng cán bộ, công nhân, người lao động VTM và Nhà máy Gang thép Lào Cai thưởng thức búp - phê (buffet) ca trưa một ngày giữa tuần. Búp - phê trưa ở nhà máy tuy giản dị nhưng đầm ấm khiến công nhân, lao động ngon miệng, đảm bảo sức khỏe để tái tạo lao động. 

[Ảnh] Làng Vị Khê - nơi trồng cây cảnh nổi tiếng nhất Nam Định

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Làng Vị Khê - nơi trồng cây cảnh nổi tiếng nhất Nam Định

Đến làng cây cảnh Vị Khê (xã Điền Xá, nay là xã Nam Điền, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định), nhiều người không khỏi trầm trồ trước sự khéo léo của các nghệ nhân chăm sóc những cây cảnh tiền tỷ. Đặc biệt, làng cây cảnh này đã có lịch sử tồn tại gần 1.000 năm.

[Ảnh] Đến Hà Nam thăm làng nghề trống Đọi Tam

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Đến Hà Nam thăm làng nghề trống Đọi Tam

Làng nghề trống Đọi Tam ở xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là làng nghề có lịch sử phát triển hơn 1.000 năm và là làng nghề nổi tiếng với sản phẩm trống truyền thống. Ngoài việc giữ gìn những giá trị văn hóa độc đáo, làng nghề còn linh hoạt đổi mới để đáp ứng nhu cầu thị trường, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho người tiêu dùng.

fb yt zl tw