Dồn sức khắc phục hậu quả sau mưa bão

Chiều 14/9, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì cuộc họp Thường trực Tỉnh ủy với Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh nghe báo cáo về thiệt hại do hoàn lưu bão số 3 gây ra; triển khai giải pháp khắc phục hậu quả, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

1.jpg
Quang cảnh cuộc họp.

Tham dự buổi làm việc có đồng chí: Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Thường trực UBND tỉnh; Ủy ban MTTQ, lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; Thường trực Huyện ủy huyện Bảo Yên.

Hoàn lưu bão số 3 gây thiệt hại nặng nề tại tỉnh Lào Cai, với số lượng người chết và mất tích nhiều nhất cả nước. Tính đến 15 giờ ngày 14/9, toàn tỉnh có 118 người chết, 50 người mất tích và 80 người bị thương. Cơ sở hạ tầng, giao thông, sản xuất bị ảnh hưởng nặng nề, tổng giá trị thiệt hại lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

a8.jpg
Các đại biểu nghe Sở Xây dựng báo cáo tình hình khắc phục bão lũ.

Tại cuộc họp, các sở, ngành đã báo cáo Thường trực Tỉnh ủy tình hình thực trạng thiệt hại sau bão lũ; mục tiêu, giải pháp thực hiện, đề xuất kiến nghị để hỗ trợ các hộ gia đình, doanh nghiệp và khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, các đơn vị khai thác khoáng sản hiện tạm dừng hoạt động, 26 dự án thủy điện bị hỏng hạng mục công trình, phải dừng phát điện. Giá trị thiệt hại ước tính trên 1.000 tỷ đồng.

Về sản xuất nông nghiệp, toàn tỉnh có gần 5 nghìn ha lúa, hoa màu bị ảnh hưởng, 172 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn bị ảnh hưởng, tổng ước thiệt hại gần 320 tỷ đồng. Ngành Nông nghiệp đề xuất hỗ trợ đầu tư 4 dự án sắp xếp dân cư tập trung tại Bản 1 Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc, thôn San Sả Hồ, xã Thải Giàng Phố và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu huyện Bắc Hà; đề xuất hỗ trợ 136 tỷ đồng khắc phục thiệt hại về nhà ở; đề nghị hỗ trợ giống lúa, ngô, rau để khôi phục sản xuất.

a5.jpg
Đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại cuộc họp.
3.jpg
Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại cuộc họp.
a3.jpg
Đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy phát biểu tại cuộc họp.

Mưa lũ gây thiệt hại nhiều công trình viễn thông, nhiều địa phương không có thông tin liên lạc, các đơn vị đang nỗ lực khắc phục, hiện vẫn còn 3 xã chưa có sóng điện thoại, phấn đấu đến ngày 15/9 khắc phục tình trạng không có sóng tại tất cả các xã. Ngành điện lực đang dồn lực khắc phục các sự cố về điện tại các địa phương trong tỉnh, phấn đấu đến hết ngày 15/9, cấp điện tại tất cả các trung tâm các xã và trong thời gian sớm nhất sẽ cấp điện trở lại tại tất cả các thôn trên địa bàn tỉnh.

Hiện ngành y tế đang triển khai các giải pháp để khám, chữa bệnh cho các bệnh nhân gặp nạn do mưa lũ; công tác vệ sinh, môi trường, vật tư, y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh được đảm bảo. Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã triển khai ngay giải pháp hỗ trợ các địa phương, gia đình bị ảnh hưởng do thiên tai theo quy định. Ngành giáo dục huy động lực lượng tổ chức dọn vệ sinh, tu sửa trường lớp với yêu cầu đảm bảo an toàn trước khi tổ chức đón học sinh đi học trở lại…

a6.jpg
a7.jpg
Đại diện các sở, ngành và địa phương phát biểu tại cuộc họp.

Báo cáo tại cuộc họp, lãnh đạo huyện Bảo Yên, địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất bởi thiên tai cho biết, hiện nay vẫn còn 43 người dân trên địa bàn huyện mất tích, có 457 nhà bị thiệt hại trên 70%, còn 6 điểm nguy cơ sạt lở rất cao; trên 700 ha lúa, ngô bị mất trắng, nhiều công trình giao thông, trường học, công trình công cộng bị hỏng nặng. Cấp thiết hiện nay, Bảo Yên cần hỗ trợ về gạo ăn, cấp nước sinh hoạt cho các hộ dân vùng thiên tại để sớm ổn định cuộc sống; hỗ trợ tu sửa các trường học, cung cấp sách, thiết bị phục vụ giảng dạy để học sinh sớm được đi học trở lại…

Tại cuộc họp, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành đã đánh giá, đề xuất các phương án khắc phục hậu quả về thiên tai, trong đó ưu tiên thông tuyến, khắc phục các công trình giao thông, thủy lợi, công trình công cộng; kế hoạch dạy và học trở lại; khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, sớm ổn định đời sống cho người dân; phương án hỗ trợ, phân bổ kinh phí ủng hộ khắc phục hậu quả thiên tai; các ngành, địa phương cũng xác định những việc cần làm ngay, làm trước để triển khai đảm bảo hiệu quả, kịp thời…

Phát biểu tại cuộc họp, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, thời điểm này đã gần 1 tuần kể từ khi thiên tại xảy ra, chúng ta cần chuyển trạng thái từ công tác khắc phục hậu quả, sang trạng thái khôi phục sản xuất, kinh doanh. Trong đó tập trung khôi phục sản xuất các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, du lịch, xuất nhập khẩu… phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm đã đề ra.

Các sở, ngành theo lĩnh vực phụ trách cần đánh giá tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn để các cá nhân, doanh nghiệp sớm bắt tay vào hoạt động sản xuất; ưu tiên khắc phục hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, ổn định đời sống người dân vùng thiên tai; tập trung hướng về cơ sở, đảm bảo có thông tin, liên lạc thông suốt từ cấp tỉnh đến tận thôn, bản; đề xuất, nguồn lực từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hỗ trợ về thiệt hại và khôi phục sản xuất nông nghiệp, khắc phục giao thông bước 1 tại địa bàn cấp xã...

Kết luận cuộc họp, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh nhấn mạnh: Các địa phương phải rà soát thật kỹ lưỡng để tất cả người dân đều được quan tâm, nhất là những gia đình bị thiệt hại về người, không để người dân bị thiếu đói, đồng thời rđảm bảo các hộ trong diện di rời có chỗ ở an toàn; đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, nước uống cho vùng bị thiệt hại do thiên tai; cần xác định các công việc cấp thiết trong khắc phục hậu quả bão lũ để thực hiện.

a2.jpg
Đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh kết luận cuộc họp.

Theo đó, trước hết là xây dựng ngay các khu tái định cư cho những hộ bị thiệt hại về nhà ở (4 khu tái định cư theo đề xuất của ngành Nông nghiệp); ổn định cuộc sống cho người dân vùng bị thiệt hại do thiên tai. Đảm bảo nơi ở gắn với nơi sản xuất của người dân. Cần có phương án hỗ trợ gạo, giống cây trồng cho hộ bị thiệt hại do mưa lũ; các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch sớm chủ động phương án sản xuất; ngành giáo dục khẩn trương, chủ động và phối hợp với các địa phương rà soát cơ sở vật chất các trường học, đề xuất hỗ trợ sách, đồ dùng học tập đảm bảo công tác dạy và học trong thời gian sớm nhất.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các ngành khẩn trương rà soát, thống kê các thiệt hại để đề xuất khắc phục kịp thời; nỗ lực kết nối lại thông tin liên lạc, quyết tâm cấp điện lại cho các trung tâm xã trong ngày 16/9, đến ngày 30/9 cấp điện trở lại tại tất cả các thôn. Ngành giao thông tập trung các phương án để kết nối lại giao thông, trước mắt tiến hành thông tuyến đến các xã, thôn để thực hiện công tác cứu trợ; sử dụng, phân bổ hợp lý các nguồn lực hỗ trợ địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Ngày 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”; biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Kinh nghiệm trong công tác luân chuyển cán bộ ở thị xã Sa Pa

Kinh nghiệm trong công tác luân chuyển cán bộ ở thị xã Sa Pa

Thực hiện chủ trương của Trung ương, của tỉnh về bố trí điều động, luân chuyển một số chức danh, cán bộ lãnh đạo, quản lý không phải là người địa phương đã tạo cơ hội cho cán bộ được rèn luyện, bồi dưỡng, nhất là cán bộ trẻ từng bước trưởng thành, đáp ứng nhiệm vụ về lâu dài...

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (23/11)

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (23/11)

Đêm nay và ngày mai, do chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định nên thời tiết các địa phương trong tỉnh mây thay đổi, không mưa, ngày trời nắng, gió Đông Nam cấp 2; đêm về sáng trời lạnh, vùng cao và núi cao trời rét đậm, có nơi có sương mù.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Campuchia

Chuyến thăm nhằm tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia đi vào giai đoạn phát triển mới trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, hợp tác hiệu quả, tôn trọng lợi ích của nhau; góp phần củng cố tin cậy chiến lược và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội và Thượng viện Vương quốc Campuchia.

fbytzltw