Đối thoại giúp phụ nữ tự tin lên tiếng

Để phụ nữ được lên tiếng đối với những vấn đề họ quan tâm, Hội Phụ nữ huyện Bảo Yên đã quan tâm tổ chức đối thoại chính sách, qua đó giúp cấp ủy, chính quyền nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ, từ đó có những điều chỉnh chính sách hiệu quả.

img-20241113-171800.jpg
Hơn 50 phụ nữ xã Phúc Khánh tham gia đối thoại chính sách.

Phúc Khánh là xã miền núi cách trung tâm huyện Bảo Yên 20 km. Xã có hơn 1.300 hộ với 11 dân tộc cùng sinh sống. Kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trong đó chủ lực là cây lúa, ngô, quế.

img-20241113-171627.jpg
Ý kiến của phụ nữ được lắng nghe, ghi nhận.

Vừa qua, cuộc đối thoại chính sách cấp xã với chủ đề “Việc thực hiện chính sách đối với phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình” do Hội Phụ nữ xã Phúc Khánh tổ chức đã thu hút hơn 50 phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia. Tại hội nghị đối thoại đã ghi nhận 5 ý kiến liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi, 1 ý kiến liên quan đến chế biến lâm sản, 4 ý kiến liên quan đến một số chế độ chính sách đối với phụ nữ.

img-20241113-171731.jpg
Phụ nữ được thẳng thắn bày tỏ quan điểm.

Chị Đặng Thị Dần ở thôn Trõ làm nghề kinh doanh tự do đã bày tỏ quan điểm của mình về việc tạo điều kiện cho phụ nữ vay vốn làm chủ kinh tế để nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ tại địa phương. Hay chị Đặng Thị Mỳ ở thôn Bó cũng đưa ra ý kiến về việc hỗ trợ giống cây trồng phù hợp để phụ nữ phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng được sôi nổi đưa ra thảo luận trong không khí thẳng thắn, cởi mở.

Các ý kiến của hội viên phụ nữ và người dân đã được đại điện Hội Phụ nữ huyện Bảo Yên, các xã và đại diện cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trả lời tại hội nghị. Bà Hứa Thị Nhiêm, Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Khánh chia sẻ, sau khi trả lời, giải đáp các thắc mắc của người dân, UBND xã sẽ triển khai ngay các giải pháp để giúp người dân và hội viên phụ nữ phát triển kinh tế hiệu quả như định hướng.

Trước đó, Hội Phụ nữ xã Kim Sơn tổ chức hội nghị đối thoại về chủ đề thực hiện chính sách trong phát triển kinh tế. Các hội viên, phụ nữ đã nêu 12 ý kiến tập trung vào các nội dung, như: tình trạng giới trẻ đi làm xa dẫn tới gia tăng tỷ lệ ly hôn; tháo gỡ khó khăn trong phòng bệnh và thu hoạch quế; hỗ trợ tái đàn lợn để phát triển kinh tế; sửa chữa đường giao thông nông thôn xuống cấp; tháo gỡ khó khăn trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Hội Phụ nữ xã Điện Quan cũng tổ chức hội nghị đối thoại chính sách với chủ đề bình đẳng giới và một số chế độ, chính sách liên quan đến phụ nữ và trẻ em. Các ý kiến tại hội nghị tập trung vào một số nội dung: tình trạng phụ nữ sinh con trước 18 tuổi; tháo gỡ khó khăn trong vấn đề phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên; chế tài xử lý để giảm tình trạng tảo hôn…

img-20241113-171651.jpg
Đối thoại chính sách là một kênh quan trọng để cấp ủy, chính quyền điều chỉnh chính sách phù hợp với nguyện vọng chính đáng của phụ nữ.

Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện, hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị là nội dung quan trọng của Dự án 8 "Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em".

Triển khai nội dung này, Hội Phụ nữ huyện Bảo Yên đã chỉ đạo hội phụ nữ 11 xã triển khai dự án tiến hành khảo sát, thu thập thông tin, ý kiến, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ về những vấn đề cần đối thoại tại địa phương, chú trọng các vấn đề như: chính sách liên quan đến phụ nữ và trẻ em; bình đẳng giới; giới thiệu việc làm, chính sách phát triển kinh tế, tình hình phụ nữ đi làm xa; phòng chống xâm hại phụ nữ, trẻ em, bạo lực, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo an toàn cho phụ nữ, trẻ em...

Theo đó, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn đã tổ chức hội nghị đối thoại tại 11/11 xã và cụm thôn bản với hơn 500 hội viên phụ nữ và Nhân dân tham gia. Tại các hội nghị đối thoại chính sách đã có 108 ý kiến liên quan đến các nhóm vấn đề: phòng chống tảo hôn, phụ nữ sinh con dưới 18 tuổi, chính sách phát triển kinh tế, chính sách an sinh xã hội liên quan đến phụ nữ và trẻ em, lao động việc làm; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, định hướng lớn của huyện Bảo Yên trong khắc phục hậu quả hoàn lưu bão số 3 (Yagi)...

by2.jpg
Các đại biểu và hội viên, người dân tham gia hội nghị đối thoại chính sách về phụ nữ và trẻ em tại xã Điện Quan.

Chị Ngô Hồng Thắm, Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Bảo Yên cho biết: Hội nghị đối thoại chính sách là chương trình thiết thực, ý nghĩa, là nơi để nhiều chị em mạnh dạn lên tiếng, phản ánh những tâm tư, suy nghĩ, những vấn đề còn băn khoăn, thắc mắc. Từ đó, giúp các cấp, ngành, chính quyền địa phương và tổ chức hội phụ nữ nắm bắt, kịp thời trả lời, giải đáp, tuyên truyền để chị em và Nhân dân nâng cao nhận thức trong việc thực hiện. Qua đó góp phần tạo sự đồng thuận, đoàn kết trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Kịch ngắn] Cảnh giác với tội phạm mua bán người

[Kịch ngắn] Cảnh giác với tội phạm mua bán người

Ông Nhất là người dân tộc Dao. Vợ chồng ông đẻ liên tục 6 người con gái nên ông Nhất rất bất mãn, chán nản. Ông cho rằng bản thân đã nhiều tuổi mà vẫn phải dắt trâu đi cày, đi bừa, không có người làm thay, cũng không có người nối dõi tông đường là điều nhục nhã. Vì vậy, ông luôn cho rằng đẻ con gái không đem lại lợi ích gì. Thế nhưng, sự xuất hiện của thanh niên tên Sính và chuỗi chuyện xảy ra với con gái đã khiến ông phải suy nghĩ lại.

[Ảnh] Phụ nữ dân tộc thiểu số ở Lào Cai vượt qua định kiến

[Ảnh] Phụ nữ dân tộc thiểu số ở Lào Cai vượt qua định kiến

Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách giúp phụ nữ phát huy khả năng, vươn lên khẳng định mình. Tại Lào Cai, các chương trình, dự án được triển khai đồng bộ, trong đó có Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” đã mang lại nhiều đổi thay ở các bản làng, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số vượt qua định kiến, vượt lên chính mình.

Luồng gió mới ở Kim Sơn

Luồng gió mới ở Kim Sơn

Những hoạt động đến từ Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em” đã mang lại luồng gió mới với nhiều đổi thay trong đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên.

[Infographic] Một số kết quả nổi bật trong thực hiện Dự án 8 năm 2024 tại Lào Cai

[Infographic] Một số kết quả nổi bật trong thực hiện Dự án 8 năm 2024 tại Lào Cai

Năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Lào Cai đã chủ động tiếp thu các nội dung của Dự án 8; xây dựng các văn bản chỉ đạo, các kế hoạch triển khai hoạt động. Có 4/8 chỉ tiêu đã hoàn thành giai đoạn I, gồm: Tổ truyền thông cộng đồng; Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi; Tập huấn nâng cao năng lực lồng ghép giới Chương trình 2 và Tập huấn giám sát, đánh giá về bình đẳng giới. Dự án 8 triển khai thực hiện 4 nội dung với 16 nhóm hoạt động với một số kết quả nổi bật:

Dự án 8 tại Bảo Thắng: Lấy hiệu quả thực tế làm thước đo

Dự án 8 tại Bảo Thắng: Lấy hiệu quả thực tế làm thước đo

Những năm trước, vùng Dự án 8 (thôn vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số) tại huyện Bảo Thắng vẫn là điểm lõm của các vấn đề xã hội cần giải quyết như tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình. Sau hơn 2 năm triển khai Dự án 8 "thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia do Hội Phụ nữ các cấp triển khai, mọi sự đã thay đổi một cách tích cực, thiết thực và rõ rệt.

Tọa đàm: Nỗ lực của phụ nữ Hà Nhì

Tọa đàm: Nỗ lực của phụ nữ Hà Nhì

Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự tự nỗ lực vươn lên, phụ nữ Hà Nhì ở xã Y Tý, huyện Bát Xát đã vượt qua nhiều hủ tục, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế, dần khẳng định mình và trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng. Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Y Tý - Sần Thó Mơ chính là một trong những người có đóng góp không nhỏ cho hành trình vươn lên của phụ nữ Hà Nhì nói riêng và phụ nữ dân tộc thiểu số nói chung ở vùng cao Y Tý.

Quyền “được lấy người mình yêu”

Quyền “được lấy người mình yêu”

Thôn An những ngày cuối năm bình yên như chính cái tên của mình. Khói chiều quẩn lên không trung từ những căn bếp nhỏ nằm xen bên những mảnh ruộng khô mùa đất nghỉ, hòa vào những đám sương bảng lảng gọi mùa đông tới. Độ hơn chục năm về trước, những ngày như thế này chính là thời điểm lý tưởng để nam thanh niên thôn An đi... bắt vợ.

[Tọa đàm] Cống hiến thầm lặng của nhân viên y tế thôn bản

[Tọa đàm] Cống hiến thầm lặng của nhân viên y tế thôn bản

Đóng góp vào những kết quả chung trong triển khai Dự án 8 trên địa bàn thôn An Thành, xã Thống Nhất (thành phố Lào Cai) thời gian qua có một phần đóng góp của chị Mã Thị Tươi, Trưởng Ban Công tác Mặt trận, nhân viên y tế thôn An Thành. Công việc vốn thầm lặng nhưng cũng nhiều khó khăn, ngoài trách nhiệm rất cần sự nhiệt huyết để chị Tươi hoàn thành nhiệm vụ được giao.

[Ảnh] Vùng cao Sa Pa thay đổi nếp nghĩ, cách làm

[Ảnh] Vùng cao Sa Pa thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Cũng như các địa phương khác, Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 được triển khai tại thị xã Sa Pa 3 năm nay. Với những nội dung, hoạt động hiệu quả, thiết thực, dự án giúp người dân dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xây dựng cuộc sống hạnh phúc.

Sa Pa: 15 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” được thành lập

Sa Pa: 15 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” được thành lập

Thành lập câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” là hoạt động quan trọng thuộc nội dung số 3 “Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị”.

fb yt zl tw