Đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị là mối quan tâm lớn của Đảng nhằm tăng cường bản lĩnh chính trị, trau dồi lý tưởng, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, tạo sức đề kháng chống các căn bệnh nguy hiểm do tác động mặt trái của cơ chế thị trường, trong đó có nạn tham nhũng, tiêu cực.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2012-2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra một trong những nguyên nhân cơ bản của tồn tại, hạn chế, đó là: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ cấp cao, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, sa vào chủ nghĩa cá nhân, thậm chí suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.

Vậy để phòng, chống tham nhũng, công tác giáo dục lý luận chính trị cần chú trọng những vấn đề gì? Văn kiện Đại hội XIII khẳng định: “Đổi mới căn bản chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục lý luận chính trị theo phương châm khoa học, thực tiễn, sáng tạo và hiện đại; đưa việc bồi dưỡng lý luận, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp chiến lược đi vào nền nếp, nhất quán từ Trung ương đến cơ sở, phù hợp với từng đối tượng, chú trọng chất lượng, hiệu quả, siết chặt kỷ luật, kỷ cương...”.

Trong cuốn sách: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đề cập một giải pháp quan trọng ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực là đổi mới giáo dục lý luận chính trị.

Từ thực tiễn tại Trung tâm chính trị huyện tôi nhận thấy, đây là nơi tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên cấp cơ sở cho nên việc đổi mới cũng cần có những giải pháp riêng, cụ thể.

Trước hết về nội dung, cần tăng cường, bổ sung, cập nhật kịp thời chủ trương của Đảng, thông tin về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để cán bộ, đảng viên nhận thức thật đầy đủ, sâu sắc vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác này. Xây dựng các chuyên đề, bài giảng sinh động, hấp dẫn đủ sức thuyết phục về đạo đức công vụ, văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực, trước hết là sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên ngay tại cơ sở.

Về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cần tuyên truyền thường xuyên, liên tục gắn với những việc làm thiết thực, sinh động, những điển hình tiên tiến trong thực tiễn để cán bộ, đảng viên thấm nhuần những lời dạy của Bác, nhất là phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư…

Về phương pháp giảng dạy, cần khắc phục các hạn chế như: giáo trình ôm đồm, nặng lý thuyết; bài giảng truyền đạt một chiều, chưa phát huy tính tích cực, chủ động của người học; giảng viên thiếu kiến thức thực tế… Đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, giảng viên phải thể hiện rõ quan điểm, tư tưởng của Đảng, kiên quyết đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch trong công tác này.

Việc tăng cường, đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên là cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn toàn Đảng, toàn dân tích cực tham gia vào cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay. Các cấp ủy đảng cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác giáo dục, tuyên truyền, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, không tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Sáng 1/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Thường trực lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Các đồng chí: Giàng Thị Dung, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Lý Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì hội nghị.

Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: Gọn bộ máy vì Nhân dân phục vụ

Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: Gọn bộ máy vì Nhân dân phục vụ

Ngày 1/7/2025 đánh dấu mốc son lịch sử trong hành trình phát triển của Lào Cai. Đó không chỉ là khoảnh khắc hai cái tên, hai vùng đất Yên Bái và Lào Cai hòa làm một, thành tỉnh Lào Cai mới, mà còn là ngày đầu mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã) chính thức đi vào vận hành.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và viếng các anh hùng, liệt sỹ

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và viếng các anh hùng, liệt sỹ

Sáng 1/7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai do đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích lịch sử quốc gia Lễ đài Sân vận động Yên Bái và viếng các anh hùng, liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ trung tâm tỉnh.

Cán bộ và Nhân dân tin tưởng, đồng thuận, góp sức xây dựng tỉnh Lào Cai phát triển phồn vinh, thịnh vượng

Cán bộ và Nhân dân tin tưởng, đồng thuận, góp sức xây dựng tỉnh Lào Cai phát triển phồn vinh, thịnh vượng

Hôm nay (ngày 1/7), cùng với cả nước, cán bộ và Nhân dân tỉnh Lào Cai vui mừng, phấn khởi trước sự kiện hợp nhất tỉnh, vận hành chính quyền 2 cấp... Phóng viên Báo Lào Cai đã ghi nhận ý kiến của nhiều cán bộ, người dân trong tỉnh về sự kiện trọng thể này.

Hân hoan niềm tin

Hân hoan niềm tin

Sáng 30/6/2025, tại các địa phương trong tỉnh đã diễn ra lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và của tỉnh về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã... Đây là sự kiện chính trị quan trọng, phóng viên Báo Lào Cai đã ghi nhận được không khí hân hoan, phấn khởi, tràn ngập niềm tin, sự kỳ vọng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh. 

fb yt zl tw