Đoàn công tác Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Lào Cai

Sáng 11/12, Đoàn công tác Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Lào Cai về khảo sát chuyên đề "Thực hiện chính sách, pháp luật về dinh dưỡng học đường" tại Lào Cai.

baolaocai-bl_img-3900.jpg
Quang cảnh buổi làm việc.

Tiếp và làm việc với đoàn công tác có các đồng chí: Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Sùng A Lềnh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Lưu Thị Hiên, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

baolaocai-bl_img-3917.jpg
baolaocai-bl_img-3905.jpg
Đại biểu tham dự buổi làm việc.

Năm học 2024 - 2025, toàn tỉnh có 468 trường có trẻ em mầm non, học sinh nội trú, bán trú, chiếm 80,1% tổng số trường mầm non, phổ thông, với 121.454 học sinh, chiếm 52,45% (trong đó có 213 trường tổ chức ăn bán trú buổi trưa, với 38.554 học sinh, chiếm 16,65%; 255 trường tổ chức ăn, ở tại trường, với 82.900 học sinh, chiếm 35,8%).

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Lào Cai xác định dinh dưỡng học đường là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và cải thiện sức khỏe của thế hệ trẻ.

Đã có nhiều chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh được ban hành về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chiến lược quốc gia về dinh dưỡng, dinh dưỡng học đường; Nghị quyết của HĐND tỉnh ban hành các chính sách đặc thù để triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật về dinh dưỡng học đường, tập trung vào việc bảo đảm bữa ăn bán trú đủ chất, an toàn và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Bên cạnh đó, tỉnh đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: Đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức về vai trò của dinh dưỡng học đường. Xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm về bữa ăn học đường an toàn, lành mạnh. Tăng cường giám sát và kiểm tra việc thực hiện vệ sinh, an toàn thực phẩm tại các bếp ăn trường học. Chỉ đạo ngành y tế có kế hoạch triển khai các hoạt động tư vấn dinh dưỡng cho học sinh các bậc tiểu học, trung học cơ sở và các cơ sở giáo dục trong chăm sóc sức khỏe trẻ em…

baolaocai-bl_img-3932.jpg
baolaocai-bl_img-3928.jpg
Đại biểu tỉnh Lào Cai phát biểu ý kiến tại buổi làm việc.

Để tăng cường hiệu quả thực hiện và hoàn thiện chính sách, pháp luật về dinh dưỡng học đường, tỉnh Lào Cai đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội và bộ, ngành Trung ương tiếp tục quan tâm, đầu tư, bảo đảm nguồn lực tài chính cho các hoạt động dinh dưỡng từ ngân sách Trung ương và địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; sửa đổi, bổ sung Nghị định 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non; sửa đổi, bổ sung Nghị định 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; bổ sung đối tượng học sinh bán trú ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được hỗ trợ tiền ăn. Mở rộng đối tượng học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh dân tộc thiểu số học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên các huyện, đảm bảo tính công bằng cho học sinh sau THCS. Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú lên 60% mức lương cơ sở/tháng/học sinh; không quy định tối đa 5 lần định mức cấp dưỡng/trường; ưu tiên dành nguồn lực đặc biệt đầu tư cho các tỉnh miền núi, vùng cao để chuẩn hóa giáo dục vùng cao; thiết bị dạy tối thiểu; xây dựng trường chuẩn quốc gia, giáo dục chất lượng cao, đặc biệt hệ thống trường dân tộc nội trú, bán trú...

baolaocai-bl_img-3926.jpg
Đại biểu Đoàn công tác Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phát biểu ý kiến tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, các đại biểu tập trung thảo luận các nội dung về: Tiêu chuẩn dinh dưỡng bữa ăn học đường; xây dựng cơ sở vật chất trường học; công tác giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về dinh dưỡng học đường; công tác truyền thông nâng cao nhận thức về dinh dưỡng cho cha mẹ học sinh…

baolaocai-bl_img-3903.jpg
Đồng chí Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đánh giá cao những kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về dinh dưỡng học đường trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Đồng chí đề nghị tỉnh Lào Cai tiếp tục quan tâm, có chuyên đề riêng đối với vấn đề dinh dưỡng học đường; tăng cường hơn nữa công tác truyền thông, nhận thức của Nhân dân về dinh dưỡng học đường; ưu tiên nguồn lực, hỗ trợ cao nhất có thể để học sinh có bữa ăn đủ chất và lượng; hỗ trợ chính sách cho các cô nuôi, cấp dưỡng trường học; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát giữa các ngành…

baolaocai-bl_img-3910.jpg
Đồng chí Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giàng Thị Dung tiếp thu những đánh giá, nhận xét của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật về dinh dưỡng học đường trên địa bàn. Đồng chí cũng nhấn mạnh tỉnh Lào Cai luôn quan tâm đến dinh dưỡng học đường, đặc biệt có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ học sinh nội trú, bán trú, người đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn để tạo điều kiện thực hiện công bằng trong tiếp cận giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát triển nhân lực, phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tiếp tục quan tâm, có chính sách hỗ trợ trẻ em để tỉnh thực hiện tốt các nội dung liên quan đến dinh dưỡng học đường.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw