"Điểm sáng" trong phòng, chống tảo hôn, bạo lực gia đình

Sau 2 năm đi vào hoạt động, Tổ truyền thông cộng đồng bản Nặm Kỳ đã góp phần quan trọng trong phòng, chống tảo hôn, bạo lực gia đình, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ.

Thành lập năm 2022 với 15 thành viên là bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng ban công tác mặt trận, chi hội trưởng phụ nữ cùng người có uy tín, hội viên phụ nữ... Tổ truyền thông cộng đồng bản Nặm Kỳ, xã Vĩnh Yên, huyện Bảo Yên đã góp phần quan trọng trong phòng, chống tảo hôn, bạo lực gia đình, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ.

img-20241106-155959.jpg
Tổ truyền thông cộng đồng bản Nặm Kỳ.

Câu chuyện ngăn chặn thành công cặp đôi có nguy cơ tảo hôn mới đây ở bản Nặm Kỳ được coi là “kỳ tích” khi thiệp mời đã phát, rạp cưới đã dựng chỉ còn 1 ngày nữa là hôn lễ chính thức diễn ra. Khi phát hiện cặp đôi chuẩn bị tổ chức hôn lễ chưa đủ tuổi kết hôn, các thành viên trong Tổ truyền thông cộng đồng bản Nặm Kỳ đã đến tận nơi trò chuyện, tuyên truyền về hậu quả của tảo hôn, con gái của gia đình sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe khi chưa đủ 18 tuổi đã sinh con. Tổ truyền thông cộng đồng đã phối hợp với chính quyền địa phương cùng vào cuộc nên gia đình hiểu và cam kết chờ đến khi con gái đủ 18 tuổi mới tổ chức đám cưới.

Hay trường hợp cặp vợ chồng chỉ vì hiểu lầm nhỏ mà xảy ra bạo lực gia đình, khiến hôn nhân có nguy cơ tan vỡ cũng vừa được hòa giải thành công, khẳng định vai trò tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình của Tổ truyền thông cộng đồng bản Nặm Kỳ. Người chồng thường xuyên tụ tập uống rượu, người vợ ở nhà bận việc nương đồi, chăn nuôi gà, vịt. Một lần chồng gọi điện thoại, vợ không nghe máy, nên nảy sinh nghi ngờ, đánh chửi vợ thậm tệ. Bạo lực gia đình kéo dài. Khi nắm được thông tin, các thành viên tổ truyền thông cộng đồng đã đến nhà khéo léo chuyện trò, tìm cách tháo gỡ. Cuối cùng, cả hai vợ chồng đã thấu hiểu và hòa giải. Người chồng hiện tại đã bỏ rượu, tu chí làm ăn, đỡ đần vợ nhiều việc trong gia đình.

img-20241106-155933.jpg
Thành viên của tổ truyền thông cộng đồng đều nêu gương chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Đó là hai trong nhiều ví dụ điển hình về kết quả hoạt động của Tổ truyền thông cộng đồng bản Nặm Kỳ từ khi thành lập. Thành viên trong tổ đều nêu gương trong cộng đồng, tuyên truyền, vận động người dân trong bản chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, phòng chống bạo lực gia đình… Thông qua tuyên truyền, người dân có thêm kiến thức, kỹ năng, ý thức tự bảo vệ, phòng tránh trước những cám dỗ, tệ nạn xã hội. Qua đó, góp phần giảm thiểu tảo hôn, xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng.

img-20241106-160041.jpg
Tập trung tuyên truyền mô hình phát triển kinh tế do phụ nữ làm chủ.

Bản Nặm Kỳ có 95 hộ chủ yếu là người Tày và người Mông sinh sống. Mỗi cộng đồng dân tộc thiểu số có phong tục, tập quán khác nhau. Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả, các thành viên trong tổ truyền thông cộng đồng đã triển khai nội dung, kịch bản tuyên truyền phù hợp, gần gũi với lối sống, suy nghĩ của người Tày, người Mông. Lồng ghép tuyên truyền vào các buổi họp thôn, sinh hoạt tổ nhóm phụ nữ hoặc trong các dịp hiếu, hỷ, đám giỗ. Nội dung tuyên truyền tập trung chủ yếu là: phòng, chống bạo lực gia đình; phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, phòng chống mua bán người, tuyên truyền các mô hình phát triển kinh tế, gương điển hình ở bản...

Anh Hoàng Văn Thực, Trưởng bản, Tổ trưởng tổ truyền thông cộng đồng bản Nặm Kỳ cho biết: Từng thành viên trong tổ luôn xác định vai trò nêu gương, đi đầu trong thực hiện các chính sách, quy định về phòng, chống bạo lực gia đình, phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Để người dân tin tưởng, làm theo, các thành viên trong tổ luôn nhiệt tình với các công việc chung, như khi xảy ra thiên tai, việc hiếu, việc hỷ; đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng người dân để tăng hiệu quả.

img-20241106-155914.jpg
Truyền thông cộng đồng góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số tại địa phương.

Triển khai các giải pháp tuyên truyền hiệu quả, Tổ truyền thông cộng đồng bản Nặm Kỳ đã ngăn chặn thành công 4 cặp đôi có nguy cơ tảo hôn; trong bản không xảy ra tình trạng bạo lực gia đình, hôn nhân cận huyết thống, phụ nữ sinh con khi chưa đủ 18 tuổi. Qua đó, từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ Cốc Lầu nói không với tảo hôn

Phụ nữ Cốc Lầu nói không với tảo hôn

Nhằm phát huy vai trò trong công tác phòng chống tảo hôn cũng như phổ biến, giáo dục pháp luật về dân số, hôn nhân và gia đình, Hội Phụ nữ xã Cốc Lầu (Bắc Hà) đã thành lập mô hình Câu lạc bộ "Nói không với tảo hôn và các hủ tục lạc hậu".

[Infographic] Dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời: Giai đoạn "vàng" để trẻ phát triển toàn diện

[Infographic] Dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời: Giai đoạn "vàng" để trẻ phát triển toàn diện

1.000 ngày đầu đời (từ khi thụ thai đến khi trẻ tròn 2 tuổi) là khoảng thời gian quan trọng quyết định sự phát triển thể chất, trí tuệ và sức khỏe lâu dài của trẻ. Đây là giai đoạn cơ thể trẻ phát triển nhanh nhất, cả về chiều cao, cân nặng lẫn não bộ. Việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối trong thời gian này giúp trẻ phát triển tối ưu và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

[Ảnh] Bắc Hà: Nhân lên các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

[Ảnh] Bắc Hà: Nhân lên các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Những năm qua, Hội Phụ nữ huyện Bắc Hà đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hỗ trợ sản xuất và huy động sự tham gia của hội viên để giúp nhau phát triển kinh tế gia đình. Sự hỗ trợ đó đã giúp nhiều hội viên phụ nữ là người dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo, trở thành những tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

Phát huy vai trò tổ truyền thông cộng đồng trong phòng, chống tảo hôn

Xã Điện Quan (Bảo Yên): Phát huy vai trò tổ truyền thông cộng đồng trong phòng, chống tảo hôn

3 năm trở lại đây, các tổ truyền thông cộng đồng theo Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” được thành lập tại các thôn, bản, đã góp phần quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tảo hôn trên địa bàn xã.

Tọa đàm: Khi nam giới tham gia truyền thông những vấn đề về giới

Tọa đàm: Khi nam giới tham gia truyền thông những vấn đề về giới

Trong hình dung của nhiều người, khi nói về bình đẳng giới thường là những vấn đề liên quan chủ yếu đến phụ nữ. Vậy nhưng lại có những nam giới thực hiện việc tuyên truyền này, họ sẽ gặp những khó khăn gì và đã nỗ lực như thế nào để hoàn thành nhiệm vụ? Báo Lào Cai đã có cuộc trao đổi với anh Bàn Văn Nghiêm, Tổ phó Tổ truyền thông cộng đồng thôn 2 Nhai Tẻn, xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên phần nào làm rõ hơn những vấn đề nêu trên.

Đẩy lùi bạo lực gia đình ở Trung Chải

Đẩy lùi bạo lực gia đình ở Trung Chải

Hội Phụ nữ xã Trung Chải (thị xã Sa Pa) và các tổ truyền thông cộng đồng thôn đã phối hợp thực hiện tốt các nội dung tuyên truyền về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình, qua đó từng bước đẩy lùi nạn bạo lực gia đình tại địa phương.

Giáo dục giới tính cho học sinh

Giáo dục giới tính cho học sinh

Những năm gần đây, giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường phổ thông được các nhà trường quan tâm, triển khai thông qua chương trình học chính khóa và các buổi ngoại khóa. Qua đó nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh, giúp các em tích lũy kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân.

fb yt zl tw