Đề xuất hiến mô tạng từ người chết tim

Mặc dù nguồn hiến mô tạng từ người chết tim tiềm năng tại Việt Nam rất nhiều nhưng hiện chưa có quy định để thực hiện. Vì vậy việc bổ sung quy định về hiến mô tạng từ người chết tim sẽ giúp nhiều người bệnh có thêm cơ hội được cứu sống.

Hội thảo hiến mô tạng từ người chết tim tại Việt Nam tổ chức sáng 29/2 tại Hà Nội.
Hội thảo hiến mô tạng từ người chết tim tại Việt Nam tổ chức sáng 29/2 tại Hà Nội.

Đây là chia sẻ của ông Đồng Văn Hệ, giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, tại hội thảo hiến mô tạng từ người chết tim tại Việt Nam sáng 29/2 tại Hà Nội.

Nhiều nước đã hiến mô tạng từ người chết tim

Chia sẻ tại hội thảo, ông Hệ cho hay Luật Hiến ghép mô tạng năm 2006 chỉ đề cập hiến mô tạng từ người chết não, chưa đề cập hiến mô tạng từ người chết tim.

Trong khi đó, 20 năm qua, nhiều nước trên thế giới phát triển nhanh, tăng nguồn hiến mô tạng từ người chết tim. Nhiều nước như Tây Ban Nha, Pháp, Úc, Ireland, Trung Quốc... đã hiến mô tạng từ người chết tim.

Từ năm 2015, Trung Quốc đã thực hiện 6.719 ca ghép thận. Trong đó, 64% thận hiến từ người sống; 19% thận hiến từ người chết tim sau chết não; 17% thận hiến từ người chết não. Số lượng hiến tạng từ người chết tim tại Trung Quốc tăng nhanh chóng trong những năm gần đây.

"Tại Việt Nam, nguồn hiến từ người chết tim tiềm năng rất nhiều. Tuy nhiên, hiện chưa có luật quy định về hiến mô tạng từ người chết tim. Việc đề xuất bổ sung chết tim và hiến mô tạng từ người chết tim vào luật sửa đổi tới đây giúp người bệnh bị suy mô tạng có thêm hy vọng vượt qua căn bệnh hiểm nghèo và gia tăng tỉ lệ hiến mô tạng sau chết, chết não và chết tim trên cả nước trong thời gian tới", ông Hệ nói.

Bác sĩ Dư Thị Ngọc Thu, đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người, Bệnh viện Chợ Rẫy, cũng cho rằng cần bổ sung hiến mô tạng từ người chết tim vào luật.

Theo bác sĩ Thu, không phải bất kỳ ai cũng có thể hiến được tạng khi còn sống và cần ưu tiên bảo vệ sức khỏe người hiến khi còn sống. Vì vậy, ghép tạng từ người hiến ngừng tim hoặc ngừng tuần hoàn sẽ mở rộng tối đa nguồn tạng hiến, giúp thêm được nhiều người bệnh. Thực tế, trên thế giới nguồn hiến từ người chết não hay chết tim đã tăng cao.

Cần xây dựng tiêu chí rõ ràng, minh bạch

Theo bác sĩ Thu, hiện nay Việt Nam chưa có quy định về người hiến chết tim. Các nhà chuyên môn cần xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn trong hiến tạng từ người chết tim, bổ sung nguồn hiến từ người chết tim vào luật.

Bác sĩ Dư Thị Ngọc Thu, Bệnh viện Chợ Rẫy, chia sẻ tại hội thảo.
Bác sĩ Dư Thị Ngọc Thu, Bệnh viện Chợ Rẫy, chia sẻ tại hội thảo.

Đặc biệt, việc xây dựng hoàn chỉnh, chặt chẽ các quy định về pháp lý, hành chính, tiêu chuẩn y khoa, tài chính là cơ sở để phát triển hệ thống hiến, điều phối, ghép mô tạng bảo đảm tính minh bạch, công bằng.

Về việc đưa hiến mô tạng từ người chết tim vào luật, ông Dương Đức Hùng, giám đốc Bệnh viện Việt Đức, cho rằng cần phải xây dựng quy trình chẩn đoán chết tim nghiêm ngặt, chặt chẽ.

"Đứng trên góc độ người quản lý, theo tôi cần cân nhắc quy trình xác định chết tim, xây dựng bộ tiêu chuẩn chẩn đoán chết tim đảm bảo các tiêu chí an toàn về pháp lý. Hiện trên thế giới đã nhiều nơi có bộ tiêu chuẩn này, chúng ta cần tham khảo thêm", ông Hùng chia sẻ.

Về đề xuất của các chuyên gia, đại diện Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) ủng hộ bổ sung hiến mô tạng từ người chết tim. Đồng thời, đề nghị các chuyên gia xây dựng bộ tiêu chí chẩn đoán chết tim trong thời gian tới.

Cần có cơ chế tài chính cho hiến ghép mô tạng

Bên cạnh đó các chuyên gia cũng cho rằng cần có cơ chế tài chính hỗ trợ việc vận động, ghép hiến mô tạng. Theo các chuyên gia, hiện việc hỗ trợ người hiến mô tạng chủ yếu hỗ trợ người nhà, vận chuyển thi thể, mai táng…, chưa có quy định về hỗ trợ có lực lượng cán bộ y tế làm công tác vận động hiến mô tạng.

Theo ông Hùng, để người thân người chết não, chết tim đồng ý hiến tạng cần sự tham gia tư vấn của cả bác sĩ điều trị và nhân viên của trung tâm hiến tạng. Vì vậy, để việc vận động ghép mô tạng hiệu quả, tăng nguồn hiến từ người chết não, chết tim, ngoài cơ chế hỗ trợ tài chính rõ ràng cho người thân người hiến cần có cơ chế hỗ trợ đội ngũ thực hiện công việc này.

Theo báo Tuổi trẻ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu tiên Việt Nam có vaccine não mô cầu thế hệ mới không giới hạn độ tuổi tiêm

Lần đầu tiên Việt Nam có vaccine não mô cầu thế hệ mới không giới hạn độ tuổi tiêm

Ngày 4/7, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Tiêm chủng VNVC cho biết, 230 trung tâm VNVC trên toàn quốc đã triển khai tiêm vaccine não mô cầu thế hệ mới MenACYW. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, vaccine phòng não mô cầu được chỉ định tiêm cho người lớn từ 56 tuổi trở lên.

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

fb yt zl tw