Đề xuất đánh thuế để giảm tiêu thụ đồ uống có đường

Các chuyên gia cho rằng việc đánh thuế đồ uống có đường là cần thiết để điều chỉnh hành vi của người dùng, qua đó giảm thiểu tác hại của loại đồ uống này.

Ngày 20 - 22/9/2023, tại Hải Phòng, đã diễn ra Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về giải pháp phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm năm 2023 do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Healthbridge Canada tại Việt Nam, tổ chức.

Tại hội thảo, các chuyên gia y tế và hoạch định chính sách đã đưa ra những cảnh báo về tác hại của hút thuốc và hút thuốc thụ động, đồ uống có đường.

Tiêu thụ nhiều đồ uống có đường tạo gánh nặng cho cá nhân, xã hội

Đồ uống có chứa đường tự do bao gồm đồ uống có ga hoặc không có ga, nước ép và nước pha từ trái cây/rau, chất cô đặc lỏng hoặc dạng bột, nước có hương vị, nước uống tăng lực và tăng cường thể thao, trà uống liền, cà phê uống liền, và sữa có hương vị.

Toàn cảnh buổi hội thảo.

Theo WHO, gánh nặng sức khỏe ngày càng tăng do tiêu thụ đồ uống có đường. Có bằng chứng mạnh mẽ liên quan đến việc tiêu thụ đường với sự gia tăng toàn cầu về thừa cân béo phì, tăng nguy cơ sâu răng, đái tháo đường type 2, tăng nguy cơ bệnh tim, đột quỵ, các rối loạn chuyển hóa khác, một số bệnh ung thư.

Điều này gây ra gánh nặng cho cá nhân và xã hội khi làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, giảm năng suất lao động do bệnh, tật, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân.

Hiện nay, đồ uống có đường ngày càng được yêu thích. Theo khuyến nghị của WHO, lượng đường tự do trong khẩu phần của mỗi người chỉ nên chiếm không quá 10% và nên giảm xuống dưới 5% năng lượng mỗi ngày để có các lợi ích tăng thêm về sức khỏe tương đương dưới 25 - 50gram đường tự do mỗi ngày với người lớn và dưới 12 - 25gram mỗi ngày với trẻ em.

Áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm tiêu thụ đồ uống có đường

Tháng 5/2022, khoảng 60 quốc gia trên Thế giới đã áp dụng chính sách hạn chế tiếp thị thực phẩm và đồ uống không cồn cho trẻ em, đặc biệt ở khu vực châu Mỹ, châu Âu.

20 trong số các quốc gia này có chính sách hạn chế tiếp thị bắt buộc và 18 chính sách bắt buộc khác trong môi trường trường học.

Ông Hồ Hồng Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ TT&TT phát biểu khai mạc hội thảo.

Một số chính sách bao gồm tất cả các sản phẩm thực phẩm và đồ uống, một số hạn chế tiếp thị sản phẩm dựa trên hàm lượng chất dinh dưỡng, một số tập trung vào một sản phẩm cụ thể như nước tăng lực, đồ uống có đường.

Các chính sách giảm tiêu thụ đồ uống có đường như: Hạn chế quảng cáo đồ uống có đường cho trẻ em và thanh thiếu niên, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường, giáo dục truyền thông.

Một trong các biện pháp được khuyến cáo đó là cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường để hạn chế tiêu thụ do giá cao hơn, việc đánh thuế đồ uống có đường là cần thiết để điều chỉnh hành vi của người dùng, qua đó giảm thiểu tác hại của đồ uống có đường.

WHO đã chính thức khuyến nghị tới Chính phủ các nước để tiến hành nhiều hành động nhằm khuyến khích người dân tiếp cận thức ăn lành mạnh thông qua các biện pháp đánh thuế vào đồ uống có đường để định hướng tiêu dùng. Hạn chế đồ uống có đường với mục đích giảm nguy cơ mắc bệnh thừa cân, béo phì, tim mạch, sâu răng, giảm áp lực gánh nặng sức khỏe.

VietNamNet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Theo các đại biểu Quốc hội, dù tiến độ giải ngân đầu tư công hiện vẫn còn thấp hơn kỳ vọng, nhưng nhờ xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang phát triển mạnh mẽ, kinh tế Việt Nam vẫn có cơ sở để đạt mức tăng trưởng ấn tượng nếu có các giải pháp quyết liệt và đồng bộ hơn từ nay đến cuối năm.

Mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Gần 25 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết vào Việt Nam từ đầu năm đến nay, trong đó có khoảng 14 tỷ USD được giải ngân, cho thấy những tín hiệu lạc quan về triển vọng phục hồi của dòng vốn ngoại, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Hệ thống Ngân hàng: Khẩn trương hỗ trợ khách hàng vay vốn bị thiệt hại do mưa lũ

Hệ thống Ngân hàng: Khẩn trương hỗ trợ khách hàng vay vốn bị thiệt hại do mưa lũ

Cùng với các ngành, địa phương, ngành ngân hàng Lào Cai đã khẩn trương chỉ đạo các đơn vị, tổ chức tín dụng trên địa bàn kịp thời hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại, sớm khôi phục sản xuất, kinh doanh sau trận mưa lũ lịch sử, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phóng viên Báo Lào Cai đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Quang Huy, Phó Giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lào Cai về nội dung này.

fbytzltw