Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Để Nậm Dạng không lỡ hẹn “về đích” nông thôn mới

Để Nậm Dạng không lỡ hẹn “về đích” nông thôn mới

Theo kế hoạch, cuối năm 2024, xã Nậm Dạng (huyện Văn Bàn) sẽ đạt các tiêu chí nông thôn mới. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, xã vẫn còn 4 tiêu chí chưa đạt.

So với các xã lân cận, Nậm Dạng không có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội nên khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, nền tảng xuất phát điểm các tiêu chí quan trọng như giao thông, cơ sở vật chất văn hóa… ở mức rất thấp. Đây là một trong những trở ngại khiến Nậm Dạng nhọc nhằn hơn trên chặng đường “về đích”.

N2.jpg

Nậm Dạng là xã miền núi thuần nông, đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Xã có 6 thôn, 373 hộ, trong đó 98% là người dân tộc thiểu số. Thời điểm bước vào xây dựng nông thôn mới, xã có hàng trăm hộ nghèo và cận nghèo, trong khi những thế mạnh để khai thác phát triển kinh tế không có nhiều. Đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, với quyết tâm của cả hệ thống chính trị và người dân, Nậm Dạng mạnh dạn đăng ký “về đích” vào cuối năm 2024. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng đến nay, khi chỉ còn vài tháng nữa là hết năm, Nậm Dạng còn 4 tiêu chí chưa đạt, gồm giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, hộ nghèo, trong đó 2 tiêu chí là giao thông và hộ nghèo đạt hay không phụ thuộc rất lớn vào quyết tâm của người dân. Vì thế, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và các chi bộ thôn đã dành nhiều công sức vận động người dân thực hiện.

N3.jpg

Sau hơn 10 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, tốc độ giảm nghèo của xã Nậm Dạng đạt kết quả chưa được như mong muốn, bình quân mỗi năm giảm từ 3,5 - 4% hộ nghèo. Nguyên nhân là do địa phương không có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, xã vẫn còn 76 hộ nghèo (theo tiêu chí nghèo đa chiều), chiếm gần 20,7% tổng số hộ. Như vậy, đến cuối năm nay, Nậm Dạng phải giảm số hộ nghèo xuống dưới 7%. Theo khảo sát, xã còn 2 thôn có tỷ lệ hộ nghèo cao là Nậm Lang (có 8/42 hộ, chiếm 19%) và thôn Hạ (có 9/65 hộ, chiếm 14%). Thời gian tới, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể phải thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất đối với các hộ nghèo và cận nghèo thì mới hy vọng đạt mục tiêu đề ra.

N4.jpg

Chúng tôi đến thôn Hạ để tìm hiểu về giải pháp giảm tỷ lệ hộ nghèo ở đây. Trưởng thôn Triệu Minh Phủ cho biết: Việc xóa hộ nghèo giờ không còn là việc riêng mà đã là việc chung của thôn. Các hộ nghèo trong thôn sau khi được động viên, mặc dù đã rất cố gắng nhưng nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn vay, tư liệu sản xuất để thúc đẩy các mô hình phát triển kinh tế thì việc tăng thu nhập cho người dân là rất khó. Thời gian còn lại không nhiều, thách thức giảm hộ nghèo trong thôn là rất lớn nhưng chúng tôi sẽ vận động người dân cố gắng vươn lên.

Khi nói về những khó khăn trong thực hiện các tiêu chí chưa đạt, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Anh Đức không giấu được lo lắng: Trong 4 tiêu chí còn lại thì khó nhất là tiêu chí trường học, cơ sở vật chất văn hóa, bởi đây là 2 tiêu chí cần nguồn lực đầu tư rất lớn, nếu không có sự đầu tư của tỉnh và huyện thì sẽ rất khó đạt trong năm nay. Đơn cử như tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, xã đang thiếu 1 sân vận động, mặc dù việc chuẩn bị mặt bằng đã được chính quyền địa phương và người dân thực hiện nhưng để triển khai xây dựng cần số tiền đầu tư vài tỷ đồng.

N5.jpg

Tương tự, để đạt tiêu chí trường học thì cần hơn 3 tỷ đồng xây dựng nhà đa năng và phòng ở bán trú cho học sinh. Trên thực tế, mặc dù Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS xã đã đạt chuẩn mức độ 1 nhưng so với tiêu chí nông thôn mới hiện hành thì mới đạt 50%.

“Nhà trường đang thiếu 1 nhà đa năng, 10 phòng bán trú và một số phòng chức năng. Nếu là các tiêu chí liên quan đến chất lượng dạy và học hoặc phổ cập giáo dục thì đội ngũ giáo viên còn cố gắng phấn đấu được, chứ liên quan đến cơ sở vật chất thì cần có sự đầu tư của Nhà nước. Mặt bằng xây dựng các hạng mục nhà trường đã chuẩn bị sẵn, chỉ còn chờ các dự án được phê duyệt triển khai” - thầy giáo Nguyễn Văn Cường, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS xã Nậm Dạng cho biết.

N6.jpg

Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, xã Nậm Dạng đang dồn sức huy động các nguồn lực, lồng ghép với nguồn vốn thuộc chương trình, dự án và sự đóng góp của người dân trong thực hiện các tiêu chí chưa đạt. Bên cạnh đó, lĩnh vực phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo và cận nghèo cũng được chính quyền và các tổ chức đoàn thể quan tâm. Hy vọng, với sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã, sự vào cuộc của cán bộ, đảng viên trong giúp đỡ hộ nghèo lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp để nâng cao thu nhập, Nậm Dạng sẽ không lỡ hẹn “về đích” nông thôn mới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bát Xát: Căng mình thông các tuyến giao thông trọng yếu

Bát Xát: Căng mình thông các tuyến giao thông trọng yếu

Tính đến 15 giờ ngày 11/9, số thương vong do ảnh hưởng bởi hoàn lưu cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Bát Xát là 22 người, trong đó có 7 người thiệt mạng, 8 người mất tích và 7 người bị thương. Các lực lượng của huyện Bát Xát đang tập trung tìm kiếm nạn nhân mất tích, cứu chữa người bị thương và tổ chức khắc phục hậu quả cơn bão, trong đó có việc san gạt, dọn các điểm sạt lở, mục tiêu là sớm đảm bảo thông suốt các tuyến giao thông trọng yếu.

Bàn giao giống, vật tư cho các hộ tham gia mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè tại huyện Bảo Yên

Bàn giao giống, vật tư cho các hộ tham gia mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè tại huyện Bảo Yên

Sáng 6/9, Văn phòng Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức bàn giao con giống, vật tư cho các hộ nông dân tham gia mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè trên sông Chảy, tại thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên.

Từ đảm bảo an ninh lương thực hướng đến xuất khẩu lương thực

Từ đảm bảo an ninh lương thực hướng đến xuất khẩu lương thực

Với một tỉnh 80% dân số làm nông nghiệp như Lào Cai thì câu chuyện tập trung phát triển “tam nông” vẫn là trọng yếu trong định hướng phát triển kinh tế ở mỗi nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh. Từ một tỉnh thiếu đói về lương thực năm 1991, sau khi tái lập tỉnh, trải qua những giai đoạn, nấc thang phát triển, nông nghiệp Lào Cai chuyển dịch dần từ xóa đói, giảm nghèo sang phát triển kinh tế, làm giàu và hiện tại là phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị, hướng đến xuất khẩu.

Nụ cười mùa quế

Nụ cười mùa quế

Những ngày này, tại các vùng trồng quế của tỉnh đang rộn ràng khai thác “vụ tám”, quế tươi vừa bóc cuộn tròn từng bó trên nương đồi, quế phơi đầy sân chuẩn bị xuất bán… đâu đâu cũng phủ bởi màu vàng, nâu của vỏ quế. Dưới cái nắng hanh của mùa thu, gương mặt người dân ánh lên niềm vui ngày mùa.

Tự hào vùng quê cách mạng Cam Đường

Tự hào vùng quê cách mạng Cam Đường

Nhắc đến Cam Đường là nhắc đến vùng đất với truyền thống lịch sử cách mạng hào hùng. Nơi đây, ngày 10/10/1948 đã thành lập Chi bộ Cam Đường - chi bộ nông thôn đầu tiên của tỉnh. Sau 76 năm, phát huy truyền thống cách mạng, người dân nơi đây luôn đoàn kết một lòng, nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

“Đầu tàu” ở Chiềng 1

“Đầu tàu” ở Chiềng 1

Đến thôn Chiềng 1, xã Võ Lao (huyện Văn Bàn), khi hỏi về Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hà Văn Tới thì ai cũng biết, bởi ông không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn gương mẫu, nhiệt tình với công việc, được người dân tin yêu, quý mến.

Đa dạng dịch vụ để hợp tác xã phát triển

Đa dạng dịch vụ để hợp tác xã phát triển

Đáp ứng nhu cầu thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng là yêu cầu không chỉ của các doanh nghiệp mà các hợp tác xã ngày nay cũng đang dần phải chuyển đổi hoạt động theo hướng đa dạng hoá từ khâu sản xuất đến tiêu thụ và các hoạt động dịch vụ để thu hút nguồn lực phát triển. Vì vậy, việc mở rộng lĩnh vực hoạt động là xu thế của các hợp tác xã hiện nay.

fbytzltw