Dấu ấn của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong công cuộc hội nhập quốc tế

Trong giai đoạn từ năm 1997 - 2006, Việt Nam trải qua thời kỳ phát triển mạnh mẽ và chuyển mình trên trường quốc tế. Giữa bối cảnh ấy, Chủ tịch nước Trần Đức Lương để lại dấu ấn sâu sắc với vai trò là người đứng đầu Nhà nước, có những đóng góp quan trọng vào công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Định hình và phát triển đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới

Bộ Ngoại giao cho biết, ngay từ khi nhậm chức, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã tích cực chỉ đạo và triển khai đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Những định hướng chiến lược này được tiếp nối và phát triển qua các kỳ Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) và IX (2001), với mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đón Tổng thống Mỹ Bill Clinton - Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đón Tổng thống Mỹ Bill Clinton - Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

Một trong những bước tiến quan trọng về lý luận và thực tiễn thời kỳ này là việc phát triển phương châm từ “Việt Nam sẵn sàng là bạn với tất cả các nước” (Đại hội VII) thành “Việt Nam sẵn sàng là bạn và đối tác tin cậy” (Đại hội IX). Điều này thể hiện rõ tư duy đổi mới trong hoạch định chính sách đối ngoại, nhấn mạnh đến yếu tố hợp tác lâu dài, cùng có lợi và xây dựng lòng tin.

Đẩy mạnh hội nhập kinh tế và tạo dấu ấn trên các diễn đàn quốc tế

Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Trần Đức Lương, Việt Nam đã từng bước hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng và hiệu quả. Nghị quyết số 07 của Bộ Chính trị năm 2001 là một cột mốc quan trọng, xác định hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là mục tiêu mà còn là nhiệm vụ thường xuyên của đối ngoại trong giai đoạn mới.

Một loạt sự kiện đối ngoại quan trọng đã diễn ra trong thời kỳ ông làm Chủ tịch nước, đưa Việt Nam trở thành điểm đến của nhiều hội nghị thượng đỉnh tầm cỡ.

Năm 1997, lần đầu tiên Việt Nam đăng cai Hội nghị cấp cao các nước có sử dụng tiếng Pháp, khởi đầu cho chuỗi sự kiện quốc tế lớn được tổ chức tại Hà Nội.

Năm 1998, Việt Nam tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ VII, chỉ ba năm sau khi gia nhập tổ chức này, thể hiện năng lực điều phối và vai trò chủ động của Việt Nam.

Năm 2004, Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị ASEM 5, ghi nhận vai trò chủ động, sáng tạo của Việt Nam trong hợp tác Á – Âu.

Năm 1998, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), mở rộng quan hệ hợp tác khu vực và toàn cầu.

Không dừng lại ở đó, Việt Nam còn tích cực thúc đẩy đàm phán, ký kết các hiệp định quốc tế quan trọng như Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ năm 2000, hay đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) – kết quả là Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 vào tháng 11/2006. Đây là một trong những thành tựu hội nhập quan trọng bậc nhất, đánh dấu bước chuyển mình lớn của đất nước vào nền kinh tế toàn cầu.

Xây dựng quan hệ đối tác chiến lược và giải quyết vấn đề biên giới

Trong nhiệm kỳ của mình, Chủ tịch nước Trần Đức Lương cũng chú trọng nâng tầm quan hệ với nhiều đối tác chủ chốt. Quan hệ với Nga, Nhật Bản, Ấn Độ được nâng cấp lên Đối tác chiến lược, trong khi với nhiều nước khác được mở rộng lên tầm Đối tác toàn diện. Những bước đi này đã tạo nền tảng vững chắc cho chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển của Việt Nam.

Về vấn đề biên giới, lãnh thổ, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trong đó phải kể đến việc ký kết Hiệp ước biên giới trên đất liền với Trung Quốc (1999), Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ (2000), góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định và tạo nền tảng cho hợp tác lâu dài. Đặc biệt, việc ký kết Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002 là một dấu mốc có ý nghĩa chiến lược trong quản lý xung đột khu vực.

Chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài

Một trong những bước đổi mới đáng chú ý trong nhiệm kỳ của Chủ tịch Trần Đức Lương là công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Nghị quyết 36 năm 2004 của Bộ Chính trị khóa IX đã thể hiện tinh thần hòa hợp dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi nhất để cộng đồng kiều bào ổn định cuộc sống, phát triển và gắn bó với quê hương. Đây là minh chứng cho chính sách nhân văn và toàn diện trong công tác đối ngoại của Việt Nam.

Trong suốt gần một thập kỷ trên cương vị Chủ tịch nước, đồng chí Trần Đức Lương đã góp phần quan trọng vào việc nâng tầm vị thế quốc gia thông qua những bước đi chiến lược trong đối ngoại và hội nhập. Những thành tựu mà ông để lại không chỉ có giá trị lịch sử mà còn tiếp tục phát huy ảnh hưởng sâu rộng đến sự nghiệp phát triển và hội nhập của đất nước trong giai đoạn sau này.

Ông là một trong những nhà lãnh đạo tiêu biểu của thời kỳ đổi mới, tận tụy với sự nghiệp chung và có tầm nhìn chiến lược về một Việt Nam hội nhập, độc lập và phát triển.

tienphong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Giang thăm, tặng quà các gia đình chính sách và kiểm tra hoạt động tại các xã, phường

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Giang thăm, tặng quà các gia đình chính sách và kiểm tra hoạt động tại các xã, phường

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), chiều 12/7, đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công với cách mạng tại phường Nghĩa Lộ và kiểm tra tình hình hoạt động sau sáp nhập tại các xã, phường trên địa bàn.

“Vượt nắng, thắng mưa” thực hiện nhiệm vụ A80

“Vượt nắng, thắng mưa” thực hiện nhiệm vụ A80

Với tinh thần “Vượt nắng, thắng mưa”, khẩn trương, nghiêm túc, cùng với hàng nghìn quân nhân trong cả nước, 13 quân nhân thuộc Bộ CHQS tỉnh Lào Cai đang quyết tâm phấn đấu, vượt mọi khó khăn tham gia tập luyện diễu binh, chuẩn bị cho Lễ Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025) (gọi tắt là nhiệm vụ A80).

Tinh thần đoàn kết, tạo động lực để bộ máy hoạt động thật sự hiệu quả

Tinh thần đoàn kết, tạo động lực để bộ máy hoạt động thật sự hiệu quả

Cuộc cải cách tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị lần này có tầm vóc và ý nghĩa lịch sử lớn lao, được kỳ vọng khơi thông những điểm nghẽn trong quá trình phát triển, khơi dậy tiềm năng các vùng, miền và tạo động lực tăng trưởng mới cho đất nước với nhiều việc khó, khẩn trương, chưa có tiền lệ.

Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả

Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận số 177-KL/TW ngày 11/7/2025 về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.

Bộ Chính trị: Bảo đảm hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp thông suốt, hiệu quả

Bộ Chính trị: Bảo đảm hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp thông suốt, hiệu quả

Ngày 11/7, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Kết luận 177 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả. Trân trọng giới thiệu toàn văn Kết luận.

Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật

Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật

Chiều 11/7, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trao đổi, giải đáp, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rà soát, cho ý kiến về kết quả rà soát, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn vướng mắc do quy định pháp luật. Hội nghị được tổ trực tiếp kết hợp với trực tuyến với 35 điểm cầu. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú chủ trì Hội nghị.

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Lào Cai lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 -2029

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Lào Cai lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 -2029

Chiều 11/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 -2029 bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 99 điểm cầu xã, phường của tỉnh. Đồng chí Giàng Thị Dung, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh chủ trì Hội nghị.

Công an tỉnh Lào Cai vinh danh 134 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong Phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” giai đoạn 2020-2025

Công an tỉnh Lào Cai vinh danh 134 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong Phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” giai đoạn 2020-2025

Sáng 11/7, Công an tỉnh tổ chức Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến trong Phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” giai đoạn 2020-2025; phát động Phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” giai đoạn 2025 – 2030. Thiếu tướng Cao Minh Huyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh chủ trì Hội nghị.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai duyệt văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Yên Bình nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai duyệt văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Yên Bình nhiệm kỳ 2025 - 2030

Thực hiện chương trình công tác, sáng 11/7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai đã họp xét duyệt văn kiện, chương trình, tài liệu Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Yên Bình nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp.

fb yt zl tw