Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Đảng viên trẻ tiên phong phát triển kinh tế

Đảng viên trẻ tiên phong phát triển kinh tế

Đảng viên trẻ trên địa bàn thị xã Sa Pa đang khẳng định vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, góp sức xây dựng quê hương giàu đẹp. Từ mô hình kinh tế hiệu quả đã lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong đoàn viên, thanh niên và người dân địa phương.

img-20250328-101159.jpgĐảng viên trẻ Đào A Đương, thôn Mường Bo 2 từng tốt nghiệp Trường Cao đẳng Lào Cai. Không như các bạn cùng khóa, anh Đương nhận thấy tiềm năng phát triển chăn nuôi trên đất Mường Bo nên đã quyết định trở về quê hương làm nông nghiệp. Sau khi tìm hiểu thị trường cũng như điều kiện khí hậu ở địa phương, anh đã đầu tư nuôi 500 con gà đen giống bản địa. Lứa gà đầu tiên thuận lợi không đủ cung cấp cho thị trường. Do nhu cầu của các nhà hàng ở Sa Pa rất lớn, nên anh Đương mở rộng quy mô nuôi lên vài nghìn con mỗi lứa. Tính trung bình mỗi năm thu nhập từ nuôi gà đen giống bản địa đạt hơn 100 triệu đồng. Năm 2024, Hợp tác xã Nông nghiệp và Du lịch Mường Bo được anh Đào A Đương thành lập với 10 thành viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực với mong muốn đem lại thu nhập ổn định cho các thành viên đồng thời hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật để cùng phát triển.
dang-vien-tre-20250328-101439-0002.jpgAnh Đào A Đương cho biết: Khí hậu ở Mường Bo rất thuận lợi để nuôi gà đen, đây chính là một trong những lựa chọn phù hợp và an toàn nhất bởi tiềm năng tiêu thụ khá ổn định. Muốn nuôi gà đen thành công điều quan trọng nhất là chọn giống, đồng thời phải chú ý đến chọn giống cũng như phòng chống dịch bệnh.
img-20250328-101219.jpgĐều là những đảng viên trẻ nhưng lại sở hữu vườn địa lan bạc tỷ đáng mơ ước, anh Sùng A Sa, Bí thư Đoàn xã Tả Phìn và Giàng A Dung, Phó Bí thư Chi bộ thôn Lủng Khấu, xã Tả Phìn đã phát triển kinh tế từ chính cây trồng tiềm năng của địa phương.

Anh Sùng A Sa chia sẻ: Năm 2017, khi đó tôi 23 tuổi, nhờ học hỏi kinh nghiệm của những người trồng địa lan, tham gia một số lớp tập huấn do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức, có kiến thức, kỹ thuật, tôi mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư trồng địa lan. Từ vài chậu thử nghiệm, đến nay anh Sa đã sở hữu vườn địa lan quy mô 600 chậu. Mỗi năm vườn địa lan cung cấp cho thị trường hơn 100 chậu, thu nhập đạt khoảng 200 triệu đồng.

dang-vien-tre-20250328-101439-0001.jpg

Còn vườn địa lan của đảng viên trẻ Giàng A Dung (sinh năm 1999) với quy mô gần 1.000 chậu/năm cho nguồn thu ổn định. Thu nhập từ trồng địa lan đã giúp anh Dung có điều kiện xây dựng nhà ở khang trang, mua sắm xe ô tô để vận chuyển địa lan. Điều đáng nói, vợ chồng anh Dung còn rất trẻ nhưng luôn mạnh dạn vươn lên, không chỉ vững về kinh tế, anh Dung còn gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào tại địa phương.

Anh Sùng A Sa và Giàng A Dung đều có chung câu chuyện muốn chia sẻ với những người trẻ tuổi đó là biết tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế. Ở mảnh đất Tả Phìn còn nhiều dư địa để người trẻ khởi nghiệp, do đó thanh niên địa phương hoàn toàn có thể làm chủ kinh tế ở chính quê hương mình.

Thị xã Sa Pa hiện có khoảng 20 mô hình phát triển kinh tế hiệu quả do đảng viên trẻ làm chủ. Trong đó, tiêu biểu như các mô hình trồng địa lan ở thôn Suối Thầu, xã Tả Phìn; nuôi cá nước lạnh ở thôn Suối Thầu Mông, xã Mường Bo; dịch vụ homestay ở Tả Van Dáy 2, xã Tả Van... Đồng hành với đảng viên trẻ, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương động viên, tạo điều kiện để đoàn viên, thanh niên xây dựng các mô hình kinh tế.

dang-vien-tre-20250328-101439-0003.jpg

Các hội, đoàn thể của thị xã cũng là cầu nối giúp đảng viên trẻ tiếp cận nguồn vốn để mua giống, cây trồng, vật nuôi; tư vấn về kinh tế, phòng, chống dịch bệnh, tìm liên kết bao tiêu sản phẩm cho mô hình, giúp đảng viên trẻ thuận lợi hơn trong phát triển kinh tế. Đây cũng là động lực để đoàn viên, thanh niên nỗ lực vượt khó, vươn lên làm giàu, góp sức trẻ xây dựng quê hương.

Sự tiên phong đi đầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của đảng viên trẻ Sa Pa đang tạo sức lan tỏa để người dân địa phương thay đổi nếp nghĩ, cách làm, năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, chung sức hoàn thành tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới. Việc nêu cao vai trò trách nhiệm của người đảng viên trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tiên phong, gương mẫu trong các phong trào thi đua phát triển kinh tế đã xây dựng được niềm tin để người dân học tập, làm theo, góp sức xây dựng thị xã Sa Pa ngày càng giàu đẹp.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Infographic] Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn

[Infographic] Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn

Ngày 7/6/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 484/QĐ-TTg về tổ chức tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Theo đó, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 sẽ tiến hành trên phạm vi cả nước vào ngày 1/7/2025.

Thôn Thái Bo nằm ven sông Hồng. Thôn có 196 hộ dân thì 80% trồng rau. Diện tích rau của thôn là hơn 7 ha.

[Ảnh] Bình yên làng rau Thái Bo

Thôn Thái Bo, xã Thống Nhất là một trong những vựa rau lớn nhất của thành phố Lào Cai. Với kinh nghiệm hơn 30 năm trồng rau, người dân nơi đây đã vun trồng nên vùng rau rộng lớn, cung cấp rau xanh cho khu vực thành phố và các vùng lân cận. Vùng rau xanh ngát tạo nên vẻ đẹp trù phú, yên bình bên cạnh đô thị nhộn nhịp, đông vui.

33 dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp vướng mắc

33 dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp vướng mắc

Toàn tỉnh có 33/58 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đang hoạt động nhưng gặp khó khăn, vướng mắc cần được hỗ trợ, tháo gỡ. Đó là thông tin của Sở Nông nghiệp và Môi trường tại Hội nghị về giải quyết những kiến nghị, khó khăn, vướng mắc khi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp được tổ chức vào chiều 16/4.

Bảo Thắng: Hỗ trợ trồng 600 ha rừng gỗ lớn

Bảo Thắng: Hỗ trợ trồng 600 ha rừng gỗ lớn

Trong 2 năm (2024 – 2025), huyện Bảo Thắng thực hiện trồng 600 ha rừng gỗ lớn theo phương thức hỗ trợ sau đầu tư, sử dụng nguồn vốn trồng rừng thay thế do các chủ dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nộp vào Quỹ Bảo vệ rừng và Môi trường tỉnh.

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Pa Cheo (Bát Xát) là một trong những xã khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh. Thời gian gần đây, với khát vọng thoát nghèo, vươn lên làm giàu, một số hộ người Mông ở Pa Cheo đã mạnh dạn thử nghiệm trồng dược liệu quý như sâm Lai Châu, sâm Ngọc Linh, tam thất hoang, thất diệp nhất chi hoa để nâng cao thu nhập. Xã Pa Cheo đã thoát khỏi "3 không", đang bước vào ngày mới đầy hy vọng.

Ngát xanh vùng chè Phẳng Tao

Ngát xanh vùng chè Phẳng Tao

"Phẳng Tao" theo tiếng Nùng nghĩa là vùng đồi núi bằng phẳng. Nơi đây là địa danh khởi xướng phong trào trồng chè của xã Bản Sen nói riêng, huyện Mường Khương nói chung cách đây hơn 20 năm. Đến nay, Phẳng Tao là vùng chè rộng lớn nhất của Bản Sen đồng thời cũng là một trong những thôn có diện tích và sản lượng chè cao nhất Mường Khương. Nhưng ít ai biết rằng, để xây dựng được vùng chè rộng lớn như ngày hôm nay có công sức, mồ hôi của biết bao đảng viên gương mẫu.

Tuyến đường nội đồng quan trọng thuộc xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai.

[Ảnh] Những dải lụa kết nối mùa bội thu

Lào Cai hiện có khoảng 250 km đường nội đồng. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đường nội đồng được các địa phương và Nhân dân chú trọng đầu tư xây dựng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, vận chuyển nông sản dễ dàng. Giữa vùng canh tác rộng lớn, nhìn từ trên cao, đường nội đồng như những dải lụa điểm tô bức tranh nông thôn mới, góp phần đem lại những vụ mùa bội thu.

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Hưởng ứng phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, những năm qua, lực lượng vũ trang tỉnh đã phát huy sức mạnh tổng hợp của mỗi cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trực tiếp tham gia góp phần xây dựng địa bàn vững chắc, đặc biệt là tham gia thực hiện tốt các phong trào ở địa phương.

fb yt zl tw