Đảm bảo nước cho sản xuất vụ xuân

LCĐT - Thời điểm này, các địa phương trong tỉnh đang triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo đầy đủ nguồn nước tưới cho sản xuất vụ xuân năm 2023.

Tổng diện tích gieo cấy lúa vụ xuân năm 2023 toàn tỉnh là 9.876 ha, tập trung chủ yếu ở các xã, huyện vùng thấp. Thời vụ gieo cấy tốt nhất là xung quanh tiết lập xuân và hoàn thành trong tháng 3/2023. Vì vậy, đây là thời gian cao điểm cần nước tưới phục vụ làm đất và xuống giống, nhưng lại là thời điểm thiếu nước nhất trong mùa khô.

Tình hình thiếu nước và khô hạn trong vụ xuân 2023 có thể xảy ra trên diện rộng, làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng một số loại cây trồng tại những nơi chưa có công trình thủy lợi, sản xuất phụ thuộc vào nước mưa hoặc khu vực có nguồn nước nhưng bị cạn kiệt, công trình hư hỏng hiện đang khắc phục, sửa chữa tạm, chỉ đáp ứng một phần nước tưới.

Tuy nhiên, theo dự báo của Đài Khí tượng - Thủy văn Lào Cai, trong những tháng đầu năm 2023, xu hướng mưa ít, tổng lượng mưa phổ biến thấp hơn từ 10% - 20% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ; dòng chảy trên các sông, suối đang có xu thế giảm dần và thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 27% - 32%, dẫn đến nguồn nước cấp cho công trình thủy lợi, hồ chứa phục vụ sản xuất sẽ rất khó khăn. Do vậy, tình hình thiếu nước và khô hạn trong vụ xuân 2023 có thể xảy ra trên diện rộng, làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng một số loại cây trồng tại những nơi chưa có công trình thủy lợi, sản xuất phụ thuộc vào nước mưa hoặc khu vực có nguồn nước nhưng bị cạn kiệt, công trình hư hỏng hiện đang khắc phục, sửa chữa tạm, chỉ đáp ứng một phần nước tưới. “Các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương cần chủ động đề ra các giải pháp cấp nước mới đảm bảo nước cho sản xuất vụ xuân”, ông Nguyễn Quang Ngọc, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nói.

Đảm bảo nước cho sản xuất vụ xuân ảnh 1
Hệ thống mương dẫn nước phục vụ sản xuất được kiên cố hóa.

Là vùng trọng điểm sản xuất lúa của tỉnh, vụ xuân năm nay, huyện Văn Bàn gieo cấy 3.340 ha lúa. Để gieo cấy đúng khung thời vụ, cùng với chuẩn bị đủ giống, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn sử dụng nguồn thu thủy lợi phí, chủ động sửa chữa các công trình thủy lợi, cùng với đó nạo vét hơn 600 km mương. Các xã, thị trấn cũng khuyến cáo nông dân làm đất sớm, tích trữ nước trong ruộng để tránh thiếu nước khi hạn hán cục bộ có thể xảy ra.

Đối với huyện Bảo Thắng, để lúa xuân (1.562 ha) gieo cấy đúng khung thời vụ, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân chuẩn bị tốt các điều kiện sản xuất như giống, phân bón, mạ, đặc biệt là thủy lợi. Ông Đỗ Hồng Quân, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Thắng cho biết: Các xã, thị trấn đã chỉ đạo các tổ thủy nông tích nước vào hồ chứa; sửa chữa, nạo vét mương; có phương án điều tiết nước hợp lý, ưu tiên các chân ruộng cao, xa nguồn nước để gieo cấy trước. Đối với các diện tích bị hạn, thực hiện biện pháp bơm, tưới phù hợp để gieo cấy hoặc chuyển đổi sang cây trồng cạn, không để đất trống.

Đảm bảo nước cho sản xuất vụ xuân ảnh 2
Nông dân chủ động khơi thông dòng chảy để đảm bảo nước cho sản xuất.

Không chỉ các địa phương, mà ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh cũng có văn bản đề nghị các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm Quyết định số 3250 ngày 23/12/2022 của UBND tỉnh phê duyệt phương án phòng, chống hạn vụ đông xuân năm 2022 - 2023 trên địa bàn tỉnh. Tăng cường theo dõi, cập nhật thường xuyên diễn biến nguồn nước trên các sông, suối, lượng mưa từng khu vực trên địa bàn để chủ động phòng, chống nguy cơ thiếu nước sản xuất có thể xảy ra. Trên cơ sở thực tế, các địa phương chủ động chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp, thực hiện ngay việc lấy nước vào ruộng nhằm tăng độ ẩm của đất để giảm lượng nước khi vào chính vụ, đồng thời gia tăng diện tích canh tác áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp như SRI, nông lộ phơi, 3 giảm 3 tăng, phun mưa, nhỏ giọt...

Đối với những khu vực thường xuyên xảy ra thiếu nước sản xuất, cần chuẩn bị sẵn nhiên liệu, máy bơm, kịp thời hỗ trợ người dân bơm nước chống hạn; tuyên truyền, khuyến khích người dân tăng cường trữ nước tại các ao, hồ nhỏ, đặc biệt khuyến cáo không tháo cạn các ao, hồ nhằm duy trì nguồn nước dự trữ.

Đảm bảo nước cho sản xuất vụ xuân ảnh 3
Nông dân xã Phú Nhuận (Bảo Thắng) cấy lúa xuân.

Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh cũng ban hành văn bản về việc tăng cường chỉ đạo lấy nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất vụ đông xuân. Theo đó, đề nghị các địa phương chỉ đạo tổ chức kiểm tra thường xuyên tình hình nguồn nước tại các công trình đầu mối (ao hồ, sông, suối, khe, mạch lộ) để kịp thời chỉ đạo các tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp công trình tăng cường nạo vét, khơi thông tuyến dẫn, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời các hư hỏng phát sinh, đặc biệt không tháo nước trong hồ cho các mục đích khác. Tăng cường vận hành khai thác triệt để nước từ công trình đầu mối, có giải pháp tích trữ, điều tiết và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước hiện có, ưu tiên cấp nước sinh hoạt của người dân, sau đó đến cấp nước sản xuất. Kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp tự ý chặn, đắp, đào, xẻ tuyến dẫn nước để lấy nước ngoài kế hoạch tưới tiêu, sinh hoạt đã được cấp thẩm quyền phê duyệt...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ động các biện pháp nhằm giảm thiệt hại do thiên tai gây ra

Chủ động các biện pháp nhằm giảm thiệt hại do thiên tai gây ra

UBND tỉnh Lào Cai vừa có Văn bản số 2412-UBND/NLN yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao nghiêm túc thực hiện và tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, triển khai các hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Tạo sức bật mới trong thu hút đầu tư

Tạo sức bật mới trong thu hút đầu tư

Với sự nỗ lực, từng bước khắc phục khó khăn và đưa ra nhiều giải pháp nhằm cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, việc thu hút đầu tư vào tỉnh đạt nhiều kết quả, tạo sức lan tỏa không chỉ với địa phương, mà còn cả vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Chuyện vui - buồn ở “thủ phủ” sa nhân Nậm Chảy

Chuyện vui - buồn ở “thủ phủ” sa nhân Nậm Chảy

Trong vài năm gần đây, sa nhân được coi là cây giúp “xóa đói, giảm nghèo” đối với nhiều hộ ở xã Nậm Chảy (huyện Mường Khương). Tuy nhiên thời gian qua, cây sa nhân liên tục mất mùa, mất giá khiến nhiều hộ phải chặt bỏ dù còn “nặng lòng” hy vọng.

Cận cảnh hạn hán ở vùng cao Lào Cai

Cận cảnh hạn hán ở vùng cao Lào Cai

Hàng chục nghìn ha cây trồng đang héo hon trong nắng hạn, hàng nghìn hộ dân đang hằng ngày vật lộn với tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nhưng xem ra ông trời vẫn chưa thấu nỗi nhọc nhằn của người dân nơi đây.

Bản Lầu mở rộng diện tích trồng dứa trái vụ

Bản Lầu mở rộng diện tích trồng dứa trái vụ

Dứa chính vụ bán với giá 4.000 - 6.000 đồng/kg, còn dứa trái vụ giá từ 10.000 - 12.000 đồng/kg. Để thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm và tăng thu nhập, nông dân xã Bản Lầu (huyện Mường Khương) đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật để mở rộng diện tích canh tác dứa trái vụ.

Thẩm định điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai - tỉnh Lào Cai đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050

Thẩm định điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai - tỉnh Lào Cai đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050

Chiều 2/6, tại Bộ Xây dựng, Hội đồng thẩm định liên bộ tổ chức cuộc họp thẩm định nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai, tỉnh Lào Cai đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Bà Trần Thu Hằng - Vụ trưởng Vụ Quy hoạch - kiến trúc (Bộ Xây dựng), Chủ tịch Hội đồng, chủ trì cuộc họp.

fb yt zl tw