Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Bát Xát lần thứ IV, năm 2024

Sáng 28/5, huyện Bát Xát long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV, năm 2024.

9.jpg
Các đại biểu tham dự đại hội.
5.jpg
Đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tặng hoa chúc mừng đại hội.

Dự đại hội có đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nông Đức Ngọc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh; đại diện một số ban, sở, ngành cấp tỉnh; các đồng chí Thường trực, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy; Thường trực HĐND - UBND huyện; đại diện các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện; đại diện UBND các xã, thị trấn; các đại biểu ưu tú đại diện cho gần 69 nghìn đồng bào các dân tộc thiểu số thuộc 23 thành phần dân tộc đang sinh sống trên địa bàn huyện.

10.jpg
Lãnh đạo Huyện ủy Bát Xát tặng hoa chúc mừng đại hội.
8.jpg
Quang cảnh đại hội.
7.jpg
Đại biểu dân tộc thiểu số huyện tham dự đại hội.

Theo báo cáo tại đại hội, trong những năm qua, công tác dân tộc trên địa bàn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo sát sao của Huyện ủy, sự giám sát của HĐND huyện, sự chỉ đạo điều hành của UBND huyện, sự phối hợp chặt chẽ của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện và các đoàn thể, cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn; sự đồng thuận của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện. Các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị đã nỗ lực tập trung cao độ cho công tác giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi; thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhờ đó, kinh tế của huyện tiếp tục duy trì và tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,8%/năm; thu nhập bình quân người dân đạt 35,6 triệu đồng/năm (năm 2023); chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được đẩy mạnh, năng suất, sản lượng lương thực cao hơn năm trước.

Công tác giảm nghèo đạt nhiều kết quả tích cực; Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện tích cực tăng gia lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Đến năm 2023, toàn huyện còn 5.326 hộ nghèo; tỷ lệ hộ nghèo là 30,30%, tỷ lệ giảm nghèo đều đạt và vượt so với chỉ tiêu kế hoạch tỉnh, huyện.

Hết năm 2023, toàn huyện có 8/20 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới... Thông qua các phong trào thi đua yêu nước, xuất hiện ngày càng nhiều điển hình tiên tiến là người dân tộc thiểu số trong học tập, lao động, sản xuất - kinh doanh, bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc...

1.jpg
6.jpg
Các đại biểu tham luận tại đại hội.

Với tinh thần “Nhân dân các dân tộc huyện Bát Xát đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển”, các đại biểu tham gia đại hội đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, đề xuất giải pháp tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc; phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa... góp phần nâng cao chất lượng công tác dân tộc giai đoạn 2024 - 2029.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Bát Xát lần thứ IV, năm 2024 đã xác định 2 mục tiêu, 7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện từ nay đến năm 2029.

3.jpg

Đại hội đã hiệp thương bầu 21 đại biểu đi dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024. (Ảnh trên)

Nhân dịp này, Ban Dân tộc tỉnh khen thưởng 1 tập thể và 3 cá nhân; UBND huyện Bát Xát tặng Giấy khen cho 25 cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác dân tộc.

4.jpg
Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai khen thưởng 1 tập thể và 3 cá nhân.
2.jpg
UBND huyện Bát Xát khen thưởng các cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw