Còn khoảng 40% ca mắc lao trong cộng đồng chưa được phát hiện

Số bệnh nhân lao được phát hiện hàng năm tại Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 60% số bệnh nhân lao ước tính; như vậy, sẽ có trên 40% bệnh nhân lao nằm trong cộng đồng vẫn chưa được phát hiện và điều trị.

Các đơn vị thể hiện quyết tâm trong phòng chống bệnh lao, tại Lễ kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống lao (24/3).
Các đơn vị thể hiện quyết tâm trong phòng chống bệnh lao, tại Lễ kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống lao (24/3).

Việt Nam vẫn là “điểm nóng” bệnh lao

Tại Lễ kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống lao (24/3), đánh giá tình hình bệnh lao tại Việt Nam hiện nay, TS.BSCC Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Trưởng ban Điều hành Chương trình Chống lao Quốc gia cho biết: "Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Bệnh lao tại Việt Nam vẫn còn diễn biến rất phức tạp, tốc độ giảm quá chậm và kinh phí đầu tư cho công tác chống lao vẫn rất thấp, chúng ta đang phải đối mặt nguy cơ bệnh lao bùng phát trong cộng đồng".

Theo Báo cáo bệnh lao toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh Lao cao. Năm 2018, từ vị trí 16/30 nước có gánh nặng bệnh lao cao và 15/30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới, Việt Nam đã chuyển lên xếp thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh Lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh Lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới.

Đặc biệt, tại khu vực miền Nam hiện nay tình hình bệnh lao còn rất nặng nề, tình hình phức tạp hơn so với các khu vực miền Bắc và miền Trung rất nhiều. Đơn cử như tại một số tỉnh khu vực Tây Nam bộ như An Giang và Cần Thơ, số ca lao phát hiện và tỷ lệ mắc lao trên dân số năm 2023 lần lượt là 5.467 (270 ca/100.000 dân) và 2.713 (218 ca/100.000 dân); trong một số khu vực, nhóm nguy cơ cao có tỷ lệ mắc bệnh lao rất cao, khoảng 400 - 500 ca/100.000 dân.

TS.BS Đinh Văn Lượng cũng lo ngại: Số bệnh nhân lao được phát hiện hàng năm tại Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 60% số bệnh nhân lao ước tính; như vậy, sẽ có trên 40% bệnh nhân lao nằm trong cộng đồng vẫn chưa được phát hiện và điều trị.

Đặc biệt, trong 2 năm diễn ra dịch COVID-19, công tác phòng chống lao tại Việt Nam chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Số bệnh nhân lao phát hiện năm 2021 giảm 22% so với năm 2020 và giảm 24,5% so với năm 2019, đưa Việt Nam trở thành là một trong những quốc gia có mức độ giảm phát hiện bệnh lao cao nhất toàn cầu do ảnh hưởng của đại dịch.

Cùng với đó, sự thay đổi về cơ chế chính sách đối với việc cung ứng thuốc lao từ nguồn ngân sách nhà nước cũng gây ra nhiều khó khăn cho hệ thống cung ứng thuốc của Chương trình Chống lao Quốc gia, thuốc còn tồn tại địa phương có hạn sử dụng ngắn, nguy cơ hết hạn trong khi chưa được phê duyệt cơ chế chính sách, nguồn kinh phí mua sắm thuốc cho đối tượng bệnh nhân lao không có thẻ BHYT, bệnh nhân lao tại các cơ sở chưa đủ điều kiện thanh toán nguồn BHYT. Việc tự chủ về tài chính tại các tuyến cũng ảnh hưởng nhất định tới hoạt động chống lao.

Hiện, nhiều tỉnh, thành phố vẫn còn lúng túng trong công tác phòng chống lao do thiếu nhân lực, thiếu kinh phí; sự phối hợp của y tế công - tư chưa chặt chẽ nên ảnh hưởng đến việc chuyển người nghi mắc lao từ hệ thống các cơ sở y tế ngoài Chương trình chống lao…

Cần sự chung tay của toàn xã hội

Ngay sau những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 vừa qua, trong năm 2022 - 2023, Chương trình Chống lao Quốc gia đã triển khai đồng bộ các can thiệp phòng chống lao nhằm tăng tối đa số bệnh nhân lao được phát hiện, tăng cường chẩn đoán và thu nhận vào điều trị để cắt đứt nguồn lây trong cộng đồng, giúp phục hồi hoạt động phát hiện bệnh lao sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Việc tăng cường, mở rộng triển khai phát hiện chủ động trong cộng đồng, phát hiện tích cực ở cơ sở y tế, áp dụng chiến lược X-quang và xét nghiệm Xpert để chẩn đoán, đặc biệt là triển khai các hoạt động gắn liền với hệ thống y tế cơ sở đã tăng cường chất lượng chẩn đoán, điều trị và duy trì bền vững công tác dự phòng lao.

Để khắc phục những khó khăn về tài chính, Chương trình Chống lao cũng đã chuyển thành công thanh toán thuốc lao từ nguồn ngân sách nhà nước sang nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế, cũng như vận động sự hỗ trợ của Bộ Y tế để áp dụng các chính sách hỗ trợ thanh toán các dịch vụ khác về khám chữa bệnh lao qua nguồn quỹ Bảo hiểm y tế một cách thuận tiện và hiệu quả, giúp người bệnh lao có thể dễ dàng tiếp cận các phương án điều trị, ngăn chặn nguồn lây.

Theo Bệnh viện Phổi Trung ương, bệnh viện đã xây dựng “Hướng dẫn triển khai hoạt động phát hiện chủ động, tích cực bệnh lao, lao tiềm ẩn, các bệnh hô hấp tại cộng đồng và cơ sở y tế - Tăng cường vai trò của các cơ sở khám chữa bệnh” theo chỉ đạo của Bộ Y tế, nhằm chuẩn hoá và đồng bộ hoạt động phát hiện chủ động và tích cực bệnh lao, lao tiềm ẩn và các bệnh hô hấp trên toàn quốc, phát huy tối đa vai trò của hệ thống y tế nói chung và y tế cơ sở nói riêng trong công tác phòng, chống lao.

Cả nước hiện đã có 51/63 tỉnh, thành phố đã thành lập Bệnh viện Phổi, Bệnh viện lao và bệnh phổi giúp mở rộng công tác chống lao, phát hiện ca bệnh.

Theo TS. BSCC Đinh Văn Lượng, trong giai đoạn tới, Bộ Y tế - Chương trình Chống lao Quốc gia sẽ tiếp tục triển khai các chiến lược, chính sách phù hợp nhằm tăng cường vai trò, phát huy năng lực của hệ thống y tế tuyến cơ sở trong đó có cán bộ làm công tác chống lao. Cùng với đó là các hoạt động phát hiện tích cực, phát hiện chủ động bệnh lao tại cộng đồng và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Chương trình Chống lao Quốc gia và các tỉnh, thành phố sẽ tham mưu, vận dụng có hiệu quả các văn bản, hướng dẫn về tăng cường vai trò của hệ thống y tế cơ sở, khám chữa bệnh, mua sắm thuốc lao sử dụng nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế, áp dụng công nghệ thông tin trong triển khai bệnh án điện tử... Đồng thời, tăng cường công tác huy động nguồn lực bền vững trong nước và quốc tế, triển khai hiệu quả Kế hoạch Chiến lược phòng chống lao nhằm đạt được mục tiêu chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam vào năm 2035.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, hướng tới mục tiêu người dân Việt Nam sống trong môi trường không có bệnh lao, gắn trách nhiệm với Bộ Y tế và các Bộ ngành liên quan, địa phương vào cuộc mạnh mẽ. Bộ Y tế sẽ chỉ đạo việc đánh giá tổng kết các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Quyết định 374 về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; để có tham mưu, rà soát điều chỉnh, bổ sung để đạt mục tiêu thế giới đưa ra.

Cùng với triển khai thực hiện chương trình chống lao, Việt Nam cần nâng cao năng lực y tế cơ sở, y tế dự phòng; phải gắn công tác phòng chống lao với y tế tuyến cơ sở; đẩy mạnh tìm kiếm và phát hiện người mắc lao ngay từ trong cộng đồng. Cùng với đó, phải có cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện tốt phòng chống lao ngay từ tuyến cơ sở. Đồng thời, xây dựng được các phương án tài chính bền vững khi về lâu dài nguồn tài trợ cho công tác chống lao sẽ rất khó khăn, cần có chiến lược chuyển đổi phù hợp để đáp ứng tình hình.

Theo Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

fbytzltw