Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Chuyện kể bên rừng quế cổ

Chuyện kể bên rừng quế cổ

Trong gió xuân dịu mát, giữa rừng quế ngát hương, chúng tôi được nghe người dân thôn Bỗng 2, xã Cam Cọn (huyện Bảo Yên) kể những điều thú vị về rừng quế cổ thụ nhất, nhì tỉnh.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Cam Cọn là nơi sớm hình thành vùng trồng quế tập trung của tỉnh và nổi tiếng với những câu chuyện “cổ tích thời hiện đại” của người Dao đỏ, trong đó có câu chuyện về sự đổi thay của bản nghèo được viết nên bởi ông Đặng Phúc Minh - người tiên phong “cõng” cây quế ngược núi. Đã ngoài 70 tuổi nhưng hằng ngày, ông vẫn cùng con cháu lên rừng chăm sóc quế.

q2.png

Từ nhỏ, ông Minh đã được ông và bố truyền dạy về phong tục truyền thống và những bài thuốc quý của đồng bào Dao. Cho đến những năm 1980 của thế kỷ trước, khi cây quế phát triển ở huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái), người dân nơi đây bắt đầu có suy nghĩ phát triển kinh tế từ cây quế. Do đã thân thuộc với cây quế từ nhỏ, lại nghe qua đài, báo nói nhiều về hiệu quả kinh tế từ trồng loại cây này nên ông Đặng Phúc Minh đã lặn lội về tận “thủ phủ” quế ở Văn Yên để tìm hiểu.

q7.png

Những cây quế giống đầu tiên đã bén rễ trên nương ngô, nương sắn của gia đình ông Minh trong niềm hy vọng và được ông chăm sóc theo đúng hướng dẫn. Thấy cây quế sinh trưởng tốt, mỗi năm gia đình ông lại mở rộng thêm diện tích trồng. Khi cây quế đến tuổi khai thác, cho nguồn thu lớn, nhiều người trong thôn đến tham quan và học hỏi, ông vui vẻ chia sẻ kinh nghiệm trồng, chăm sóc, thậm chí cho những hộ khó khăn mượn tiền mua cây giống về trồng.

q8.png

Sau đó, nghĩ đến việc mỗi vụ trồng quế người dân phải lặn lội đi sang tỉnh bạn mua hạt, cây giống, ông Minh quyết định chọn những cây quế khỏe mạnh, cao lớn nhất giữ lại không khai thác vỏ mà để lấy hạt làm giống. Chính quyết định đó đã hình thành nên rừng quế cổ thụ tại Cam Cọn ngày nay. Đồi quế trồng từ thủa “sơ khai” nay đã gần 40 năm tuổi với thân to, cao, phủ đầy rêu mốc, được ông Minh và những người dân trong thôn coi như báu vật. Việc gìn giữ rừng quế cổ thụ ngoài mục đích lưu giữ nguồn giống cây quý cho dân bản, là của để dành cho thế hệ sau, ông Minh còn mong muốn tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ về lịch sử của cây quế cũng như những giá trị cây quế mang lại cho người dân hôm nay.

Dẫn chúng tôi đi dưới tán quế ken dày, tỏa hương thơm ngào ngạt trên những triền đồi đầu nguồn suối Bỗng, ông Triệu Tiến Định, Bí thư Chi bộ thôn Bỗng 2 chia sẻ: Trước đây, cuộc sống của người dân trong thôn rất khó khăn, chủ yếu dựa vào cây sắn, cây ngô. Từ khi ông Minh đưa cây quế về trồng, có thu nhập nên nhiều người trong thôn học theo trồng quế. Những hộ khó khăn được ông Minh cho hạt giống về gieo trồng có kinh tế ngày càng khấm khá.

q10.png

Từ vài trăm cây trồng thử nghiệm cách đây gần 40 năm đến niềm vui thu lứa đầu tiên, ấy vậy giờ đây quế đã phủ kín các nương đồi, khe núi, nhà ít vài ha, nhà nhiều có đến cả chục ha. Thôn Bỗng 2 thay da, đổi thịt nhờ quế. Thôn có 58 hộ thì chỉ còn 8 hộ nghèo và 6 hộ cận nghèo, thu nhập bình quân của người dân trong thôn đạt hơn 45 triệu đồng/người/năm. Nhiều hộ trong thôn đã trở thành triệu phú như gia đình bà Triệu Thị Mấy, ông Đặng Văn Nhì, ông Hoàng Xuân Pết…

q5.png

Thu nhập ổn định, đời sống nâng cao nên việc huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại thôn cũng thuận lợi hơn. Năm 2021, thôn Bỗng 2 cùng lúc khánh thành nhà văn hóa đủ chỗ cho gần 200 người dự họp và tuyến đường bê tông lên khu sản xuất giúp những chiếc xe tải nhỏ có thể đến tận chân đồi vận chuyển nông - lâm sản, tổng kinh phí thực hiện hàng trăm triệu đồng. Năm 2023, người dân trong thôn đã làm được 1,5 km đường hoa và hơn 1 km đường điện chiếu sáng, với tổng kinh phí 64 triệu đồng…

q11.png

Phấn khởi trước sự phát triển của quê hương, bà Phùng Thị Thảo, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Cam Cọn chia sẻ: Sự phát triển kinh tế - xã hội của xã có sự đóng góp rất lớn từ cây quế và công lao đó có phần quan trọng của ông Đặng Phúc Minh và thôn Bỗng 2. Hiện xã phối hợp với gia đình ông Minh giữ gìn rừng quế cổ thụ, lưu giữ nguồn gen quý cho việc trồng rừng của địa phương. Rừng quế này cũng là nguồn sinh thủy cho đầu nguồn suối Bỗng và là nơi sinh sống của nhiều loại động vật quý hiếm như chim đại bàng và một số loài chim di cư.

q4.png

Đồi quế cổ thụ nằm ở vị trí cao nhất thôn Bỗng 2, thân cây rêu phong nhưng tán lá vẫn xanh mướt. Mỗi năm, từ những cây quế cổ này đã cho hàng tấn hạt giống gieo mầm xanh của sự sống, mang lại ấm no cho biết bao gia đình người Dao nơi đây.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tranh thủ kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong khi nhiều người dành thời gian đi chơi, nghỉ dưỡng thì trên các công trường, dưới cái nắng 40 độ C đến 41 độ C, khí thế thi công vẫn diễn ra sôi động, tỏa sáng tinh thần lao động.

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Do đặc thù công việc và đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh của năm cũng như tiến độ giao hàng theo hợp đồng ký kết với các đối tác nên hầu hết doanh nghiệp, nhà máy, đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh xuyên dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 238,88 tỷ USD; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 41,6 tỷ USD.

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng xây dựng và có sự đầu tư thích đáng cho công nghệ, sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.

Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Si Ma Cai: Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai có gần 1.800 cây chè Shan cổ thụ, phân bố chủ yếu ở các xã có địa hình núi cao 1.100 - 1.600 m so với mực nước biển như Lùng Thẩn, Quan Hồ Thẩn, Thào Chư Phìn, Nàn Sín. Những cây chè Shan hiện có tuổi đời hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nhưng phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm diện tích.

fb yt zl tw