Chuyển đổi số báo chí ở các báo Đảng khu vực trung du, miền núi phía Bắc

Sáng 16/7, tại thành phố Hạ Long, Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đăng cai tổ chức Hội thảo báo Đảng các tỉnh khu vực trung du, miền núi phía Bắc với chủ đề “Chuyển đổi số báo chí - cơ hội và giải pháp”.

Tham dự hội thảo có các đồng chí: Lê Quốc Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - Tổng Biên tập Báo Nhân Dân - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông và lãnh đạo cơ quan báo Đảng, Đài Phát thanh - Truyền hình các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và khu vực lân cận.

baolaocai_cds (1).JPG
Quang cảnh hội thảo.

Hội thảo “Chuyển đổi số báo chí - cơ hội và giải pháp” là cầu nối, diễn đàn giao lưu học hỏi của các cơ quan báo Đảng các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và khu vực lân cận. Qua đó góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược “Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 6/4/2023 với mục tiêu “xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước; đảm bảo vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng; đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả; tạo nguồn thu mới; thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nội dung số”.

baolaocai_cds (2).JPG
Các đại biểu dành nhiều thời gian chia sẻ về cơ hội và thách thức trong thực hiện chuyển đổi số báo chí.

Tại hội thảo, các diễn giả, đại diện một số cơ quan báo Đảng, Đài Phát thanh - Truyền hình các tỉnh đã trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm từ quốc tế và Việt Nam; cách làm của báo Đảng, Đài Phát thanh - Truyền hình địa phương trong quá trình thực hiện chuyển đổi số báo chí nhằm tăng cường sự hiện diện của các cơ quan báo chí, thu hút và tiếp cận nhanh với đa dạng công chúng.

Các đại biểu thống nhất đánh giá chuyển đổi số là bước ngoặt, tạo cơ hội thay đổi toàn diện về chất của tờ báo và sự tiếp nhận của công chúng, nhưng đồng thời cũng đem đến cho báo chí nhiều thách thức, khó khăn, buộc phải có giải pháp xử lý, thích ứng từ góc độ quản lý.

Không ít cơ quan báo chí, nhất là khối tạp chí và báo chí địa phương chậm chuyển đổi số vì có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó khó khăn nhất là hạ tầng kỹ thuật, tài chính và nguồn nhân lực.

baolaocai_cds (4).JPG
Đồng chí Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh: Cách đây 4 - 5 năm, chúng ta mới bàn về chuyển đổi số, về trí tuệ nhân tạo nhưng ít cơ quan báo chí quan tâm, hiện nay mọi thứ đã trở nên phổ biến. Tờ báo nào chưa chuẩn bị về con người, về hạ tầng, về cơ chế đã tụt lại, trong khi nhiều tờ báo đã có bước đột phá.

Dẫn chứng việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI vào sản xuất tác phẩm báo chí từ các tờ báo lớn trên thế giới sẽ trợ giúp đắc lực cho người làm báo. Tuy nhiên, việc ứng dụng AI vào công đoạn nào trong quy trình sản xuất tác phẩm báo chí cũng cần được cân nhắc và kiểm soát để tránh rủi ro.

Đồng chí nhấn mạnh, việc ứng dụng AI cũng cần áp dụng đối với làm báo in để sản phẩm truyền thống này tiếp tục được nâng niu. Các cơ quan báo chí cần có tư duy cho sản phẩm báo chí, không ngừng sáng tạo ra các sản phẩm khác lạ, quảng bá hình ảnh sản phẩm báo chí; tạo sự tương tác, trải nghiệm cho độc giả và lan tỏa thương hiệu của cơ quan báo chí...

baolaocai_cds (5).JPG

Tại hội thảo, Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã trao cờ luân lưu cho Báo Lào Cai - đơn vị đăng cai Hội thảo báo Đảng các tỉnh khu vực trung du, miền núi phía Bắc lần thứ 24 - năm 2025 (ảnh trên).

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw