Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp trung gian: Thể hiện tinh thần nhanh, quyết liệt và hiệu quả

Ngày 14/3, Bộ Chính trị họp thống nhất chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, trong đó có phương án sáp nhập một số tỉnh, bỏ cấp huyện, sáp nhập nhiều xã.

Xung quanh vấn đề này, TS Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam; Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ đã có cuộc trao đổi với báo chí.

TS Trần Anh Tuấn. Ảnh: Thái Nhung.
TS Trần Anh Tuấn. Ảnh: Thái Nhung.

PV: Thưa ông, ông đánh giá thế nào về Kết luận 127-KL/TW (Kết luận 127) của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sáp nhập tỉnh và bỏ cấp trung gian?

TS Trần Anh Tuấn: Vấn đề sáp nhập tỉnh và giảm cấp chính quyền địa phương đã được Đảng ta xác định từ mấy năm trước và đưa vào tại Nghị quyết 27 (Hội nghị Trung ương 6 Khóa XIII ngày 9/11/2022) về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Trong cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy hiện nay, việc sáp nhập tỉnh và bỏ cấp trung gian, thực hiện tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp chính là thực hiện đúng nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết 27 đã đề ra, nhằm bảo đảm sắp xếp, tái cấu trúc lại các cơ quan, tổ chức trong cả hệ thống chính trị theo mục tiêu “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả”.

Các nội dung của Kết luận 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sáp nhập tỉnh và bỏ cấp trung gian đã thể hiện tinh thần nhanh, gọn, quyết liệt và hiệu quả với các mục tiêu, yêu cầu, nội dung, tiến độ thực hiện cụ thể, rõ ràng gắn nhiệm vụ với trách nhiệm của từng cấp ủy Đảng, từng cơ quan, đơn vị. Việc bỏ cấp trung gian không chỉ tiến hành trong bộ máy nhà nước, chính quyền địa phương mà còn thực hiện trong các cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ sau khi sáp nhập, hợp nhất. Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam thời kỳ 1976 cho thấy việc sáp nhập, hợp nhất đều nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia, phục vụ cho yêu cầu phát triển của đất nước.

Sáp nhập tỉnh sẽ tạo thêm động lực để thúc đẩy thực hiện tốt các chiến lược phát triển theo quy hoạch tổng thể, quy hoạch vùng (Trong ảnh: Một góc tỉnh Lào Cai). Ảnh: Quang Vinh.
Sáp nhập tỉnh sẽ tạo thêm động lực để thúc đẩy thực hiện tốt các chiến lược phát triển theo quy hoạch tổng thể, quy hoạch vùng (Trong ảnh: Một góc tỉnh Lào Cai). Ảnh: Quang Vinh.

Cho nên có thể khẳng định, Kết luận 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư là sự chỉ đạo rất đúng đắn, kịp thời, là cơ sở và căn cứ để thống nhất ý chí và hành động, khơi thông các vướng mắc hoặc còn băn khoăn về sáp nhập tỉnh và bỏ cấp trung gian trong cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy.

Với nhiều năm kinh nghiệm công tác ở Bộ Nội vụ, theo ông sáp nhập như thế nào sẽ tăng hiệu quả?

- Tôi cho rằng, để việc sáp nhập đạt được hiệu quả cần nhiều việc phải làm nhưng có mấy vấn đề cơ bản cần được chú ý. Trước hết, phải tuân thủ các chỉ đạo của Đảng, Trung ương cần có Nghị quyết về việc sáp nhập tỉnh và Quốc hội cần ban hành Nghị quyết để thực hiện; phát huy vai trò trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, bảo đảm thống nhất về nhận thức và hành động vì mục tiêu phát triển. Thứ hai là phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ khi xây dựng đề án sáp nhập. Thứ ba, phải thống nhất được tên gọi và “thủ phủ” của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập. Thứ tư, phải xây dựng cơ cấu tổ chức các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị (Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội,..) theo hướng tinh gọn. Thứ năm, phải đánh giá, phân loại đội ngũ cán bộ, công chức để lựa chọn, bố trí vào bộ máy mới và thực hiện chế độ chính sách đối với những người không tiếp tục làm việc do sáp nhập tỉnh. Thứ sáu, phải có phương án sử dụng và quản lý trang thiết bị, tài sản, trụ sở, công sản,… để sau sáp nhập không bị lãng phí. Đây là các nội dung rất quan trọng liên quan đến cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý, đến nhận thức, đến đoàn kết và các nội dung công việc phải làm. Nói gọn lại là phải đồng tâm, đồng sức, đồng lòng thì sáp nhập sẽ đạt kết quả tốt. Khi địa phương phát triển, đất nước phát triển hưng thịnh trong kỷ nguyên mới thì đó chính là sáp nhập tỉnh thành công.

Thưa ông, liệu việc sáp nhập các tỉnh có thể làm giảm hoặc thay đổi lại cơ cấu của các vùng kinh tế - xã hội không?

- Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến từng nhấn mạnh tại Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn năm 2050 rằng: Quy hoạch tổng thể quốc gia là quy hoạch cấp cao nhất trong hệ thống quy hoạch của Việt Nam. Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến 2050 là văn bản hết sức quan trọng, hoàn thiện không gian, các lĩnh vực tổng thể của đất nước với tầm nhìn dài hạn. Đây là cơ sở quan trọng để hoạch định phát triển đất nước trong những năm tới đảm bảo hiệu quả và bền vững. Từ đó, có thể thấy rằng, việc sáp nhập tỉnh phải nghiên cứu kỹ và gắn với quy hoạch tổng thể, quy hoạch vùng... Có như vậy mới bảo đảm mục tiêu cuối cùng là sáp nhập tỉnh để tạo không gian phát triển. Qua sáp nhập mà tạo thêm các tiền đề mới như đẩy mạnh phân quyền, phân cấp; tinh gọn bộ máy; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; mở ra cơ hội ứng dụng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, vùng và cả quốc gia gắn với các chiến lược phát triển và quy hoạch đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cho nên qua sáp nhập không thể nói giảm hoặc thay đổi lại cơ cấu của các vùng kinh tế - xã hội đã được phê duyệt. Ngược lại, sáp nhập tỉnh tạo thêm động lực để thúc đẩy thực hiện tốt các chiến lược phát triển theo quy hoạch tổng thể, quy hoạch vùng…

Trân trọng cảm ơn ông!

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Đại biểu Quốc hội chuyên trách Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội khóa XV:

Tên gọi phải vừa đảm bảo tính kế thừa lịch sử, vừa phản ánh được tinh thần phát triển

Việc sử dụng lại những tên gọi cũ như Hà Bắc, Hải Hưng, Nam Hà… khi thực hiện sáp nhập tỉnh là một phương án đáng cân nhắc, bởi những cái tên này từng gắn bó với lịch sử, con người và ký ức của nhiều thế hệ. Khi nghe những tên gọi ấy, nhiều người vẫn còn nhớ đến một thời kỳ phát triển, đến những dấu ấn văn hóa và xã hội của từng địa phương. Nếu được khôi phục, những cái tên đó sẽ tạo cảm giác quen thuộc, gần gũi, giúp người dân dễ dàng chấp nhận hơn so với một tên gọi hoàn toàn mới. Tuy nhiên, cũng cần đặt câu hỏi: Liệu những tên gọi cũ ấy có còn phù hợp với hiện tại và tương lai hay không? Xã hội đã có nhiều thay đổi, mỗi tỉnh, thành phố sau khi tách ra đã có sự phát triển riêng biệt về kinh tế, văn hóa, thậm chí cả nhận diện thương hiệu. Nếu quay lại với tên cũ, có thể sẽ tạo ra tâm lý hoài cổ, vậy liệu có thực sự phản ánh được bản sắc của vùng đất mới hay không?

Bên cạnh đó, nếu sử dụng lại những tên gọi cũ, cần có sự lý giải rõ ràng về ý nghĩa của việc này. Không nên chỉ đơn thuần khôi phục vì sự quen thuộc, mà cần đảm bảo rằng cái tên đó vẫn mang giá trị lịch sử, văn hóa và có thể đại diện cho toàn bộ địa phương sau sáp nhập. Nhiều địa danh ở Việt Nam gắn liền với truyền thống lâu đời, phản ánh đặc điểm địa lý, tập quán sinh hoạt hoặc những giá trị tinh thần đã hình thành qua nhiều thế hệ. Khi chọn tên mới, cần cân nhắc xem nó có tiếp nối được di sản ấy hay không. Việc đặt tên dựa trên các danh xưng cổ, các địa danh từng tồn tại trước đây có thể là một hướng đi hợp lý, miễn là nó vẫn còn phù hợp với thực tiễn phát triển. Bên cạnh đó, theo tôi, việc đặt tên cho tỉnh hoặc thành phố mới ở Việt Nam trong thời gian tới cần tuân theo những nguyên tắc vừa đảm bảo tính kế thừa lịch sử, vừa phản ánh được tinh thần phát triển trong giai đoạn mới.

Ông Nguyễn Tiến Dĩnh - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Kinh tế (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam):

Tăng cường điều kiện để cấp xã hoàn thành nhiều nhiệm vụ

Khi sáp nhập cần đảm bảo được cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng rồi các cơ chế, chính sách khác để tạo động lực cho cán bộ cấp xã đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ rất nhiều trong thời gian tới. Tiếp đó, cần tạo điều kiện ngoài phân cấp phân quyền ra, đối với cán bộ cấp xã cũng phải tăng cường đầu tư các điều kiện để họ thực hiện được chức năng, nhiệm vụ phân cấp, phân quyền của cấp mình như: tài chính, ngân sách, đến điều kiện hoạt động, trụ sở, phương tiện máy móc, thiết bị để thực hiện số hóa; các yếu tố khác để đáp ứng được yêu cầu.

daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phát triển đội ngũ công nhân, viên chức, người lao động vững mạnh

Phát triển đội ngũ công nhân, viên chức, người lao động vững mạnh

Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các cấp công đoàn trong tỉnh đã tham mưu, tổ chức thực hiện nhiều nội dung, góp phần xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức, người lao động ngày càng vững mạnh.

Tuyến đường mang dấu ấn miền Nam thân yêu

Tuyến đường mang dấu ấn miền Nam thân yêu

Trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai luôn đau đáu tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng”, “Hướng tới miền Nam thân yêu”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”... Ngày nay, vẫn tinh thần “Nam - Bắc một nhà”, kết nghĩa anh em ruột thịt, tỉnh Lào Cai đã đặt tên một số tuyến đường rất ý nghĩa, mang dấu ấn miền Nam thân yêu.

Kỷ vật Trường Sơn - giá trị lịch sử

Kỷ vật Trường Sơn - giá trị lịch sử

Tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai, hơn 100 hiện vật Trường Sơn - những kỷ vật vô giá, những dấu ấn của một thời chiến tranh gian khổ đang được lưu giữ cẩn thận. Những kỷ vật này được tiếp nhận từ Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam tại Lào Cai vào năm 2019.

Nhớ một thời hoa lửa

Nhớ một thời hoa lửa

Mỗi dịp 30/4 hằng năm, những thành viên hội đồng ngũ 1972 (nhập ngũ năm 1972) lại gặp mặt để ôn lại truyền thống, cùng nhau nhớ về những năm tháng không thể nào quên. Cuộc gặp năm nay diễn ra trong không khí cả nước đang rộn ràng chuẩn bị cho sự kiện đặc biệt - Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Tháng Tư Trường Sa

Tháng Tư Trường Sa

Tháng Tư, cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), trong tôi lại trào dâng kỷ niệm về những ngày tháng Tư năm 2024 khi được may mắn tham gia đoàn công tác thăm vùng biển, đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Đây cũng là dịp kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng Quần đảo Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2024).

Tự hào một dải non sông

Tự hào một dải non sông

Mỗi tháng 4 về trong nắng mới, khi sắc đỏ cờ hoa rực rỡ khắp phố phường, cũng là lúc lòng người Việt Nam lại trào dâng niềm tự hào thiêng liêng - niềm tự hào về một dải non sông liền mạch từ địa đầu Lũng Cú đến mũi Cà Mau, về một đất nước thống nhất từ 30 tháng 4 năm 1975 lịch sử. Máu xương của bao thế hệ con dân đất Việt đã kết thành một dải gấm vóc không thể chia cắt!

Công tác chính trị, tư tưởng ở Lào Cai - hành trình sau 50 năm thống nhất đất nước

Công tác chính trị, tư tưởng ở Lào Cai - hành trình sau 50 năm thống nhất đất nước

Tròn 50 năm thống nhất đất nước, tỉnh Lào Cai tự hào nhìn lại chặng đường nửa thế kỷ xây dựng và phát triển dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng. Trong suốt hành trình đó, công tác chính trị, tư tưởng của Đảng bộ tỉnh luôn giữ vai trò mặt trận hàng đầu, góp phần tạo nên sự thống nhất về ý chí và hành động trong Đảng, sự đồng thuận trong Nhân dân, đưa tỉnh Lào Cai vươn lên mạnh mẽ, trở thành điểm sáng của khu vực vùng Trung du, miền núi phía Bắc.

Ngày 30/4 của những người lính biển

Ngày 30/4 của những người lính biển

Hòa cùng không khí tưng bừng của Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tại các đảo trên Quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1, các tàu trực trên biển và các đơn vị hải quân đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa.

Góp sức nhỏ làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975

Góp sức nhỏ làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngoài những người trực tiếp cầm súng ra chiến trường còn có nhiều cựu chiến binh với công việc thầm lặng, nhỏ bé nhưng đầy hiểm nguy làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975. Sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ký ức về thời hoa lửa ấy vẫn vẹn nguyên trong tâm trí họ với niềm tự hào.

Từ biên cương Lào Cai đến “cánh cửa thép” giải phóng Sài Gòn

Từ biên cương Lào Cai đến “cánh cửa thép” giải phóng Sài Gòn

“Đồng đội tôi đã ngã xuống ở cửa ngõ Đồng Dù. Mỗi bước tiến là máu, là nước mắt… nhưng chúng tôi không lùi vì sau lưng là Tổ quốc”. Đó là những lời giản dị mà đau đáu của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Hòa (thành phố Lào Cai). Ông từng trực tiếp cầm súng trong trận đánh ác liệt cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, góp chiến công vang dội, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Người dân Lào Cai háo hức xem truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Người dân Lào Cai háo hức xem truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Sáng 30/4/2025, Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) được tổ chức trọng thể tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ nơi biên cương của Tổ quốc, rất đông đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai háo hức theo dõi chương trình qua màn hình nhỏ với niềm tự hào, xúc động.

Gặp lại giữa mùa Xuân

Gặp lại giữa mùa Xuân

Mùa Xuân cách đây tròn 50 năm, những người con của quê hương Lào Cai hòa trong khí thế sục sôi của đoàn quân tiến về giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sau nửa thế kỷ, vẫn là những chiến sĩ năm xưa, họ trở về thăm lại mảnh đất thân yêu - nơi đã gửi gắm một phần thanh xuân, xương máu.

Trải nghiệm mùa quả chín trên “cao nguyên trắng” Bắc Hà

Trải nghiệm mùa quả chín trên “cao nguyên trắng” Bắc Hà

Kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 năm nay, du khách bốn phương có nhiều lựa chọn khi đến với mảnh đất biên giới Lào Cai, trong đó, trải nghiệm mùa quả chín trên “cao nguyên trắng” Bắc Hà để lại ấn tượng đẹp với du khách. Đặc biệt, ngay từ đầu mùa hè, nhiều du khách đã đến Trại Nghiên cứu và Sản xuất rau quả Bắc Hà để tận tay hái và thưởng thức những quả thơm ngon.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Với bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam, tiếp tục lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Với bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam, tiếp tục lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới

Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Miền Nam ơi, ta đã về đây!

Miền Nam ơi, ta đã về đây!

Cách đây nửa thế kỷ, trong những ngày tháng chống mỹ gian lao, đi giữa làn mưa bom bão đạn, những người con của khắp mọi miền quê đã lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc để chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc.

Lào Cai - vị thế mới trong hành trình phát triển đất nước sau 50 năm thống nhất

Lào Cai - vị thế mới trong hành trình phát triển đất nước sau 50 năm thống nhất

Năm 2025 đánh dấu tròn 50 năm đất nước Việt Nam thống nhất (1975 - 2025) - một cột mốc lịch sử trọng đại, gợi lên biết bao tự hào và xúc cảm thiêng liêng. Nửa thế kỷ qua, Lào Cai - mảnh đất biên cương Tây Bắc hùng vĩ - cũng đã có những bước chuyển mình ngoạn mục, vươn lên mạnh mẽ từ gian khó và khẳng định vị thế ngày càng quan trọng trên bản đồ đất nước.

fb yt zl tw