Chủ tịch Quốc hội gặp mặt người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tin tưởng, những tấm gương hiến máu tiêu biểu cùng hàng triệu người hiến máu tình nguyện cả nước sẽ tiếp tục phát huy tinh thần nhân ái, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chia sẻ những giọt máu của mình vì cộng đồng, xã hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc. Ảnh: TTXVN.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc. Ảnh: TTXVN.

Chiều 14/6, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt, động viên 100 đại biểu là người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc năm 2024. Cùng dự có Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh.

Cuộc gặp mặt rất có ý nghĩa khi được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm Ngày quốc tế người hiến máu (14/6/2004 - 14/6/2024) với chủ đề được Tổ chức Y tế thế giới lựa chọn là "Cảm ơn tất cả những người đã hiến máu".

Báo cáo kết quả công tác hiến máu tình nguyện và các hoạt động tôn vinh năm 2024, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện cho biết, trải qua 30 năm hình thành và phát triển, được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sự ủng hộ, hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan từ Trung ương đến địa phương; sự chung sức, đồng lòng của các thế hệ cán bộ nhân viên ngành Y tế, Hội Chữ thập đỏ, các tình nguyện viên, phong trào hiến máu tình nguyện ở nước ta đã vươn mình lớn lên và phát triển từng ngày, từng bước đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đến hết năm 2023, Việt Nam đã tiếp nhận trên 21,3 triệu lượt người tham gia hiến máu.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan khẳng định, hoạt động hiến máu tình nguyện đã trở thành một phong trào có sức ảnh hưởng rộng lớn, thu hút và nhận được sự quan tâm của toàn xã hội, ba thập kỷ qua thực sự là cuộc "cách mạng" thay đổi nhận thức của hàng chục triệu người dân về hiến máu tình nguyện. Nếu như trước đây, lực lượng người hiến máu chính là thanh niên, sinh viên thì hiện nay đã được mở rộng đến mọi thành phần trong xã hội, không phân biệt độ tuổi, giới tính, ngành nghề, dân tộc, tôn giáo…

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: TTXVN.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: TTXVN.

Trong 100 đại biểu tiêu biểu hôm nay, có 9 đại biểu đã hiến máu từ 20 - 29 lần, 53 đại biểu đã hiến máu từ 30 - 49 lần, 26 đại biểu đã hiến từ 50 - 69 lần, 7 đại biểu đã hiến từ 70 - 99 lần, 2 đại biểu hiến máu trên 100 lần. Ngoài việc tham gia hiến máu tình nguyện, các đại biểu còn tích cực tuyên truyền vận động cộng đồng và gia đình tham gia hiến máu tình nguyện.

Tại buổi gặp mặt, anh Nguyễn Văn Trường (tỉnh Quảng Trị), người tham gia hiến máu 51 lần đã chia sẻ về kỷ niệm không thể nào quên năm 2021 khi dịch COVID-19 lan rộng trong cả nước, người dân khó khăn trong việc đi lại. Thế nhưng, khi được bệnh viện huy động, anh Trường đã đến bệnh viện để tham gia hiến máu cho một bệnh nhân cần truyền máu cấp cứu. Trong hoàn cảnh đó, anh Trường càng trân quý hơn từng giọt máu bởi còn rất nhiều bệnh nhân cần máu để truyền. "Tôi sẽ tham gia hiến máu đến khi hết tuổi được hiến máu thì thôi", anh Nguyễn Văn Trường khẳng định.

Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ xúc động và trân trọng cảm ơn những tấm gương hiến máu về dự cuộc gặp mặt hôm nay, đại diện cho hàng triệu người hiến máu tình nguyện trong cả nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với đại biểu người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc. Ảnh: TTXVN.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với đại biểu người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc. Ảnh: TTXVN.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội nhiệt liệt biểu dương toàn thể những người tình nguyện hiến máu trong cả nước, cảm ơn những tấm lòng nhân ái, đầy tình yêu thương trong cộng đồng. Chủ tịch Quốc hội cũng ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao vai trò tham mưu của Bộ Y tế, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; hoạt động của Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện các cấp, các cơ quan, đơn vị. Đặc biệt là sự tiên phong, sáng tạo và tâm huyết của các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, tình nguyện viên của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã phối hợp với các đơn vị cùng gây dựng, duy trì và phát triển được phong trào hiến máu tình nguyện đầy sức sống, mang đậm tình yêu thương và góp phần quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân…

Phát huy những kết quả đã đạt được, để tiếp tục duy trì và phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững trong việc hiến máu tình nguyện, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện các cấp, các cơ quan, đơn vị tăng cường hơn nữa sự quan tâm, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với hoạt động hiến máu tình nguyện; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội đối với công tác vận động và tổ chức hiến máu.

"Cùng với sự thay đổi về cơ cấu dân số, những tiến bộ trong y học, cũng như trong ngành huyết học, truyền máu, các cơ quan, tổ chức có liên quan phải xây dựng các giải pháp duy trì và phát triển nguồn người hiến máu thường xuyên, người hiến máu nhắc lại để hoạt động hiến máu tình nguyện ngày càng ổn định, bền vững hơn, đảm bảo nguồn máu an toàn, chất lượng ở các tuyến, kể cả vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của toàn dân về sự cần thiết của việc hiến máu để đảm bảo sẵn có máu và chế phẩm máu chất lượng, an toàn; chú trọng công tác thi đua, khen thưởng, động viên, khích lệ người hiến máu, đơn vị tổ chức hiến máu. Các cơ quan thông tấn, báo chí vào cuộc tích cực hơn nữa để lan tỏa những tấm gương hiến máu tiêu biểu trong cộng đồng.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần chú trọng việc ứng dụng chuyển đổi số vào quản lý hoạt động hiến máu; kết nối thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu người hiến máu thống nhất, liên thông giữa các địa phương, giữa các trung tâm máu, bệnh viện có tiếp nhận máu.

Bộ Y tế nghiên cứu, đánh giá, rà soát lại hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động truyền máu, đến người hiến máu, để kiến nghị với Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, ban hành theo thẩm quyền, kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, những tấm gương hiến máu tiêu biểu cùng hàng triệu người hiến máu tình nguyện trên cả nước sẽ tiếp tục phát huy tinh thần nhân ái, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chia sẻ những giọt máu của mình vì cộng đồng, xã hội. Đồng thời, đây cũng là những hạt nhân nòng cốt, những tuyên truyền viên tích cực, cùng nhau lan tỏa tinh thần, nghĩa cử cao đẹp của hoạt động hiến máu tình nguyện./.

Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) trao thiết bị, dụng cụ phòng chống thiên tai và bàn giao công trình công ích tại xã Phúc Khánh

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) trao thiết bị, dụng cụ phòng chống thiên tai và bàn giao công trình công ích tại xã Phúc Khánh

Chiều ngày 1/7 và sáng ngày 2/7, tại xã Phúc Khánh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) và UBND xã Phúc Khánh tổ chức lễ bàn giao các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác phòng chống thiên tai cho địa phương và bàn giao công trình công ích.

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí trong Ban Chỉ đạo ấn nút khai trương ra mắt hệ thống 3 nền tảng số phục vụ giám sát triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW.

Tập trung cao độ, hành động quyết liệt 8 vấn đề về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương chủ trì hội nghị.

Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy tại cơ sở kinh doanh.

Lào Cai: Giữ vững an ninh trật tự trong chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Từ ngày 1/7/2025, Lào Cai cùng nhiều địa phương trên cả nước chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp: cấp tỉnh và cấp xã. Hệ thống hành chính mới không còn cấp huyện, đồng thời nhiều xã, phường được sáp nhập, mở rộng quy mô về địa giới và dân số. Trong bối cảnh nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt, việc đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) tiếp tục là nhiệm vụ then chốt, giữ vai trò nền tảng cho sự ổn định và phát triển.

Hình ảnh trang nhất báo Đảng địa phương xuất bản ngày 1/7 sau khi sáp nhập tỉnh, thành phố

Hình ảnh trang nhất báo Đảng địa phương xuất bản ngày 1/7 sau khi sáp nhập tỉnh, thành phố

Từ ngày 1/7/2025, "giang sơn" được sắp xếp lại với 34 tỉnh, thành phố nhằm kiến tạo không gian phát triển, phù hợp với giai đoạn đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu trang nhất của các báo Đảng địa phương xuất bản trong "ngày lịch sử" này.

Khí thế mới, quyết tâm cao

Ngày đầu làm việc của xã, phường mới: Khí thế mới, quyết tâm cao

Sau quá trình sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai, hôm nay (1/7) là buổi làm việc đầu tiên của đơn vị hành chính cấp xã mới. Tại các địa phương, tổ chức bộ máy được nhanh chóng kiện toàn, hoạt động hành chính vận hành thông suốt. Đội ngũ cán bộ, công chức thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng thích ứng để phục vụ người dân tốt nhất.

fb yt zl tw