LCĐT - Đó là nội dung Hội thảo do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với Viện Nghiên cứu xã hội - kinh tế và môi trường tổ chức sáng nay (13/12).
Tham dự hội thảo, có các đồng chí: Mùa A Tủa, Vụ trưởng Vụ Địa phương I, Ủy ban Dân tộc; Lý Seo Dìn, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; các nhà nghiên cứu, cán bộ các cơ quan quản lý của Trung ương và địa phương công tác trong lĩnh vực dân tộc thiểu số và những người quan tâm tới vấn đề chữ viết cho người Mông.
Theo một số nghiên cứu, tiếng Mông là tiếng nói của khoảng 12 triệu người Mông hiện nay trên thế giới. Tại Việt Nam, trong vài thập niên trở lại đây, dân số người Mông tăng lên đáng kể, có trên một triệu người, cư trú ở 62/63 tỉnh, thành phố, tập trung chủ yếu ở khu vực trung du và miền núi (theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2009). Với 5 bộ ngành Mông khác nhau, tương ứng là 5 phương ngữ, vấn đề cần có một tiếng nói, chữ viết chung cho người Mông hiện nay, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa với sự phát triển mạnh của khoa học - công nghệ và ảnh hưởng sâu rộng của Internet. Đặc biệt là sự xâm nhập của một số tôn giáo từ các nước phương Tây tới cộng đồng người Mông ở Việt
Tại hội thảo, các đại biểu tham gia thảo luận, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, quan điểm của mình về việc sử dụng và phổ biến chữ Mông trong đời sống của người dân, trong việc thực hiện công tác dân tộc của Nhà nước, cũng như vai trò của chữ Mông trong công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Một số đại biểu cho rằng, cần thiết phải tăng cường công tác dân tộc, dân vận đối với khu vực đồng bào người Mông nói riêng, khu vực đồng bào miền núi nói chung; nhất là sự cần thiết phải trang bị những kiến thức, hiểu biết nhất định về đời sống văn hóa, đặc biệt là tiếng nói, chữ viết cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức công tác tại địa bàn cư trú của người dân tộc Mông; nhu cầu sử dụng tiếng Mông quốc tế cao hơn chữ Mông Việt Nam, nên lựa chọn chữ Mông quốc tế là bộ chữ sử dụng trong công tác đào tạo tiếng dân tộc Mông,…
Kết thúc hội thảo, đồng chí Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lào Cai đánh giá cao ý kiến tham luận của các đại biểu, đồng thời nhận định: Việc học chữ, biết chữ là nhu cầu cấp thiết của người dân. Người Mông cần chữ Mông để khẳng định bản sắc và lưu giữ văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, việc lựa chọn chữ Mông quốc tế hay chữ Mông Việt