Chủ động phòng, chống thiên tai, xây dựng cộng đồng an toàn

Thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Từ thực tế trên, các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là cơ quan phòng, chống thiên tai đã và đang triển khai nhiều giải pháp cấp bách nhằm ứng phó kịp thời với các loại hình thiên tai theo hướng ứng phó bị động sang chủ động phòng ngừa; đồng thời lồng ghép công tác phòng, chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Trung tâm xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) ngổn ngang sau trận lũ quét.

Thiên tai diễn biến phức tạp

Từ đầu năm 2023 đến ngày 15/8, nước ta đã chịu ảnh hưởng của 19/22 loại hình thiên tai như: Bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, sạt lở đất, dông, lốc, sét... gây nhiều thiệt hại tại các địa phương, làm 86 người chết và mất tích, hơn 60 người bị thương, hơn 10 nghìn nhà ở bị đổ sập hoặc trong trạng thái mất an toàn. Thiệt hại kinh tế lên đến hàng trăm tỷ đồng. Đặc biệt từ tháng 7 - 8/2023, mưa lớn kèm dông lốc đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại nhiều địa phương.

Nhận định về nguyên nhân thiên tai diễn biến phức tạp, cực đoan, đặc biệt là mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất ở nhiều khu vực, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho rằng, mưa lớn xuất hiện nhiều ngày tại các địa phương làm đất đá bị ngậm nước bão hòa, liên kết yếu, khiến các khối địa chất bị trượt lở. Cùng với đó, mưa lớn kéo dài làm tăng lượng nước thấm vào khối đất, tăng mực nước ngầm trong khu vực bị sạt lở. Khu vực phát sinh sụt, nứt đất bất thường là nền đất mềm, yếu.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai cho Nguyễn Văn Tiến đánh giá, nguyên nhân chủ quan dẫn đến thiệt hại nặng về người và tài sản là do nhận thức, mức độ quan tâm của chính quyền, người dân một số nơi còn hạn chế, chưa tập trung đề ra giải pháp cụ thể cũng như đầu tư thích đáng cho công tác phòng, chống thiên tai.

Cùng với đó, cơ sở hạ tầng nói chung cũng như cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai nói riêng còn hạn chế về khả năng chống chịu. Việc xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó với thiên tai của các địa phương chưa cập nhật đầy đủ, toàn diện. Việc thành lập đội xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu; nguồn lực cho công tác khắc phục hậu quả thiên tai còn thiếu… Hệ thống tổ chức bộ máy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa phương hầu hết là kiêm nhiệm, thiếu trang thiết bị chuyên dùng, việc ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu trong công tác phòng, chống thiên tai còn rất khó khăn, đặc biệt đối với lũ quét, sạt lở đất…

Thay đổi tư duy trong ứng phó với thiên tai

"Để làm tốt hơn công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong thời gian tới, cần tiếp tục thay đổi tư duy của các bộ, ngành, địa phương, thực hiện phương châm chuyển từ "ứng phó bị động sang chủ động phòng ngừa" trong phòng, chống thiên tai". Đây là nhận định của Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Trần Lưu Quang khi làm việc với các cơ quan phòng, chống thiên tai.

Để có những bước đi chủ động, Phó Thủ tướng cho rằng, các bộ, ngành, địa phương cần triển khai nghiêm túc, hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai; có sự tham mưu, điều chỉnh các chính sách phù hợp với điều kiện thực tiễn của thiên tai; đầu tư nguồn lực cho công tác dự báo, cảnh báo thiên tai bảo đảm yêu cầu chính xác, kịp thời. Cùng với đó, đẩy mạnh thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong phòng, chống thiên tai; quan tâm đến việc lồng ghép công tác phòng, chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Trong 6 năm qua, Tổng cục Phòng, chống thiên tai nay là Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã chủ động rà soát, xây dựng, gửi Bộ trưởng để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hai quyết định; phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn 2050, Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; trình Bộ trưởng ban hành các thông tư theo thẩm quyền.

Nhiều hoạt động sáng tạo trong việc triển khai nhiệm vụ chính trị của cơ quan phòng, chống thiên tai được đơn vị cùng Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai triển khai phù hợp với tình hình thiên tai ngày càng gia tăng và phức tạp.

Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai đã phát động, tổ chức thực hiện hiệu quả hai phong trào thi đua trong phạm vi toàn quốc như Phong trào “Xây dựng đê kiểu mẫu”; Phong trào thi đua “Chủ động phòng, chống thiên tai, xây dựng cộng đồng an toàn”. Các phong trào thi đua đặc biệt này đã huy động được toàn xã hội hưởng ứng, cùng chung tay, chung sức phòng, chống thiên tai.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng, việc nâng cao năng lực, chất lượng dự báo, cảnh báo và theo dõi, giám sát thiên tai, dự báo sớm diễn biến thiên tai cần được các cơ quan, trong đó có Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai, chú trọng hơn nữa.

Để làm được điều này, cần ưu tiên bố trí kinh phí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và nguồn dự phòng ngân sách hàng năm để thực hiện chiến lược, kế hoạch, chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia; huy động các nguồn lực thực hiện việc bố trí, sắp xếp dân cư vùng thiên tai, vùng nguy cơ cao sạt lở đất, lũ quét; hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão lụt, công trình công cộng kết hợp làm nơi tránh trú bão, lũ,... Các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường hợp tác quốc tế và ứng dụng khoa học công nghệ: ứng dụng công nghệ trong khai thác thông tin theo dõi, giám sát thiên tai, đặc biệt là chuyển đổi số trong phòng, chống thiên tai.

Theo Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Về thăm Lăng Bác

Về thăm Lăng Bác

Thăm Lăng Bác tại Ba Đình (Hà Nội) có lẽ là ước mơ của hàng triệu người con đất Việt. Tôi luôn nhớ, từ khi là đội viên, tham gia công tác đội, lần đầu được đọc phút sinh hoạt truyền thống, những dòng thơ “Bác Hồ ơi! Chúng cháu đã về đây/Những đứa cháu ngoan đứng sum vầy/Dưới chân dung Bác lòng thanh thản/Thành tích nở hoa khăn đỏ bay” khiến tôi vô cùng xúc động, tự hứa với bản thân sẽ nỗ lực, phấn đấu để có cơ hội được đứng trong dòng người vào Lăng viếng Bác, báo công.

Lào Cai có 1 sản phẩm đoạt giải chuyên đề Cuộc thi "Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức sinh hoạt hội"

Lào Cai có 1 sản phẩm đoạt giải chuyên đề Cuộc thi "Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức sinh hoạt hội"

Đó là sản phẩm: Kết hợp sử dụng Google form, Canva, quét mã QR trong sinh hoạt chuyên đề “Tuyên truyền cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, “5 có, 3 sạch” gắn với xây dựng đô thị văn minh” của chị Lương Thúy Nga, cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Sa Pa, thị xã Sa Pa.

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024

Sáng 18/5, theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, đoàn học sinh Việt Nam tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024 (Regeneron ISEF 2024) đã giành được 1 giải Nhì. Đây là giải cao nhất mà học sinh Việt Nam giành được sau 12 năm kể từ khi Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia được tổ chức trên phạm vi cả nước và tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế từ năm 2013 đến nay.

Nâng cao hiệu quả công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng

Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5: Nâng cao hiệu quả công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng

Những năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ chỉ đạo Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tích cực đổi mới phương thức hoạt động, đặc biệt là giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về đo lường, xác định đo lường chất lượng là một trong những công cụ, giải pháp góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Bảo đảm an toàn, hiệu quả nguồn quỹ và quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế

Bảo đảm an toàn, hiệu quả nguồn quỹ và quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế

Trong thời gian tới, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố cùng sở y tế các cấp cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa, tiếp tục tăng cường các biện pháp để kiểm soát tốt chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2024. Công tác này dựa trên tinh thần bảo đảm an toàn, hiệu quả nguồn quỹ và bảo đảm quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế.

Bộ Y tế trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Bộ Y tế trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” là hoạt động nằm trong chuỗi kế hoạch triển khai Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” giai đoạn II của Bộ Y tế hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.

Trao giải quốc gia cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53

Trao giải quốc gia cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53

Ngày 17/5, tại Ninh Bình, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp tổ chức Tổng kết và trao giải quốc gia cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53, năm 2024.

Lào Cai thí điểm mô hình “Thi online tập trung qua nền tảng công nghệ xác thực thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử”

Lào Cai thí điểm mô hình “Thi online tập trung qua nền tảng công nghệ xác thực thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử”

Ngày 17/5, tại Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan đã tổ chức buổi chạy thử thí điểm mô hình “Thi online tập trung qua nền tảng công nghệ xác thực thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử”.

Đề xuất tăng lương tối thiểu từ 1/7/2024 và điều chỉnh phân vùng một số địa bàn

Đề xuất tăng lương tối thiểu từ 1/7/2024 và điều chỉnh phân vùng một số địa bàn

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chính thức đề xuất tăng 6% mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động so với mức hiện hành. Thời điểm áp dụng mức lương tối thiểu mới từ ngày 1/7/2024. Đồng thời, cũng cập nhật, điều chỉnh phân vùng địa bàn áp dụng lương tối thiểu cho phù hợp thực tế.

fb yt zl tw