Chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại ở khu vực biên giới

Trong những ngày qua, khu vực Bắc Bộ đã xảy ra rét đậm, rét hại; nền nhiệt độ xuống thấp cùng với mưa phùn, độ ẩm cao ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, sức đề kháng và sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do rét đậm, rét hại, người dân và chính quyền các địa phương đã và đang chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống rét cho gia súc, gia cầm.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bắc Xa, BĐBP Lạng Sơn quây bạt che kín khu vực chuồng nuôi nhốt gia súc, gia cầm của đơn vị.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bắc Xa, BĐBP Lạng Sơn quây bạt che kín khu vực chuồng nuôi nhốt gia súc, gia cầm của đơn vị.

Che chắn chuồng trại, đốt lửa sưởi ấm cho trâu, bò

Những ngày này, nhiệt độ ở xã Lùng Vai, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai dao động từ 6 đến 14 độ C, ở ngưỡng rét đậm, rét hại. Nhiều gia đình nơi đây khi được cán bộ Đồn Biên phòng Bản Lầu, BĐBP Lào Cai tuyên truyền và hướng dẫn chăm sóc, bảo vệ đàn gia súc trước tác hại của rét đậm, rét hại đã chủ động nuôi nhốt và che chắn chuồng trại cẩn thận khi nhiệt độ xuống thấp.

Gia đình anh Giàng Pao, người Mông ở thôn Cốc Phúng, xã Lùng Vai, hiện có 2 con bò do Đồn Biên phòng Bản Lầu tặng. Để bảo vệ sinh kế của gia đình, trong những ngày trời rét, nhiệt độ giảm sâu, anh chị đã chủ động quây bạt, che kín chuồng nuôi nhốt bò. Vợ chồng anh Pao còn chủ động cắt cỏ voi, bổ sung thức ăn tinh, đốt củi sưởi ấm cho bò.

Anh Giàng Pao chia sẻ: “2 con bò do Đồn Biên phòng Bản Lầu tặng là tài sản lớn nhất của gia đình. Chúng tôi mong muốn bò nhanh lớn để có thể nhân đàn, phát triển kinh tế bền vững, chính vì vậy, khi nhận tin được đồn Biên phòng hỗ trợ bò giống, vợ chồng tôi đã xây chuồng trại kiên cố, trồng cỏ voi, tích trữ ngô hạt để chủ động nguồn thức ăn cho bò vào mùa đông. Trước tình trạng rét đậm, rét hại kéo dài, được sự hướng dẫn của cán bộ Biên phòng, vợ chồng tôi đã quây bạt, che gió lùa, đồng thời chuẩn bị củi để đốt lửa, sưởi ấm cho bò”.

Trung tá Nguyễn Đình Quang, Chính trị viên Đồn Biên phòng Bản Lầu cho biết: “Trong những ngày qua, cán bộ của đơn vị đã tăng cường xuống địa bàn tuyên truyền, hướng dẫn người dân, nhất là những hộ dân được đơn vị trao tặng bò giống cách chăm sóc, che chắn chuồng trại để bảo vệ gia súc, gia cầm. Chúng tôi cũng hướng dẫn bà con đốt củi sưởi ấm, cho vật nuôi ăn thêm tinh bột để có sức đề kháng”.

Là địa phương chịu ảnh hưởng của rét đậm, rét hại, tỉnh Nghệ An cũng đã tăng cường chỉ đạo các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương tăng cường các biện pháp phòng chống rét cho gia súc, gia cầm. Trong đó, các đơn vị Biên phòng trên tuyến biên giới Nghệ An đã cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn phối hợp với địa phương tuyên truyền, vận động và giúp đỡ nhân dân triển khai các hoạt động chống rét cho đàn vật nuôi.

Trung tá Ngô Văn Thiện, Chính trị viên Đồn Biên phòng Tam Hợp, BĐBP Nghệ An cho bết, đồng bào trên địa bàn chăn nuôi chủ yếu ở trong rừng nên đơn vị đã cử các cán bộ thông thạo ngôn ngữ, phong tục của đồng bào đến từng hộ gia đình tuyên truyền, vận động, giúp người dân che chắn chuồng trại, hướng dẫn cách chống rét, bổ sung thức ăn và không thả rông vật nuôi tại chỗ. Đồng thời, bổ sung thức ăn cho vật nuôi và đốt lửa sưởi ấm cho trâu, bò.

Chủ động nguồn thức ăn

Những ngày qua, nền nhiệt độ ở xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu xuống rất thấp, có thời điểm chỉ 3 độ C, sương mù bao trùm khắp các thôn, bản. Để chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi, người dân đã chủ động tu sửa chuồng, trại chăn nuôi, không thả rông gia súc.

Người dân xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An đốt lửa xung quanh chuồng trại để sưởi ấm cho gia súc.

Người dân xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An đốt lửa xung quanh chuồng trại để sưởi ấm cho gia súc.

Ông Giàng A Vảng, người Mông, bản Lèng Chư, xã Dào San đã chủ động nhốt 2 con trâu trong chuồng, cắt cỏ voi về cho ăn. Ông cũng nấu thêm cám cho trâu ăn để có sức đề kháng. Ông Vảng cho biết: “Trước đây, bà con thường có thói quen thả rông trâu bò trong rừng, mùa Đông cũng như mùa Hè. Được BĐBP và chính quyền địa phương hướng dẫn, bây giờ bà con đã có thêm kiến thức chăm sóc, bảo vệ đàn trâu bò trước giá rét. Bà con thường chủ động lùa trâu bò chăn thả trên rừng về nuôi nhốt trong chuồng vào những ngày rét đậm, hoặc di chuyển xuống vùng thấp. Cùng với đó, bà con đốt củi hoặc “mặc áo” cho trâu, bò để giữ ấm”.

Năm 2023, tổng đàn gia súc của tỉnh Lai Châu ước đạt hơn 350.000 con. Để bảo vệ đàn vật nuôi trong mùa rét, ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu đã đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi thường xuyên theo dõi, kiểm tra và tiêm phòng vaccine định kỳ cho đàn vật nuôi; giám sát dịch bệnh, hướng dẫn người dân thu gom, dự trữ nguồn nhiệt như than, củi, trấu để sưởi ấm cho trâu, bò. Ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu cũng đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động dự trữ các loại thức ăn tinh như ngô, cám gạo, sắn; tận dụng thân cây ngô, ngọn lá mía, bã mía, cỏ để ủ chua, ủ men vi sinh nhằm tăng cường sức đề kháng cho đàn vật nuôi.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, rét đậm, rét hại có thể còn tiếp tục xảy ra trong những ngày tới sẽ ảnh hưởng lớn đến sức đề kháng và sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi. Để chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất đối với sản xuất nông nghiệp, bảo vệ sức khỏe và sinh kế của người dân, ngày 24/12, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo các địa phương, nhất là các tỉnh vùng núi, trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ và các bộ, ngành có liên quan tổ chức theo dõi sát diễn biến thời tiết, chủ động chỉ đạo, triển khai các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản nhằm giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp.

Cán bộ Đồn Biên phòng Bản Lầu giúp người dân trên địa bàn che chắn chuồng trại chống rét cho vật nuôi.

Cán bộ Đồn Biên phòng Bản Lầu giúp người dân trên địa bàn che chắn chuồng trại chống rét cho vật nuôi.

Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là; kịp thời tổ chức các đoàn công tác xuống cơ sở, nhất là các xã vùng cao để trực tiếp tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống rét cho nhân dân, cây trồng, vật nuôi. Những hộ chăn thả gia súc trong rừng phải thực hiện việc di chuyển đàn vật nuôi về nhốt tại chuồng hoặc đến những nơi kín gió, không chăn thả trâu, bò làm việc khi xảy ra rét đậm, rét hại. Đồng thời, vận động người dân chủ động dự trữ, bảo quản thức ăn thô xanh cũng như thức ăn tinh cho gia súc, đảm bảo đủ thức ăn cho gia súc trong vụ Đông - Xuân.

Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương chủ động bố trí ngân sách địa phương, Quỹ phòng, chống thiên tai và các nguồn lực tại chỗ để kịp thời phục vụ công tác phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho vật nuôi, thủy sản và cây trồng; kịp thời hỗ trợ vật tư, kinh phí cho các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc, gia đình chính sách để gia cố, che chắn chuồng trại, ao giống, vườn cây giống, nhất là mạ xuân và mua thức ăn tinh cho đàn gia súc ăn cỏ, phân bón, chế phẩm sinh học tăng sức chống chịu lạnh cho cây trồng.

Báo Biên phòng null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai ghi nhận 1 ca viêm não mô cầu

Lào Cai ghi nhận 1 ca viêm não mô cầu

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện bệnh viện đang điều trị 1 bệnh nhân mắc não mô cầu sinh năm 2016, trú ở Bản Mo 1, xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Nhận được thông tin, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai đã nhanh chóng thành lập đoàn điều tra, giám sát tại địa phương - nơi bệnh nhi sinh sống.

Động đất độ 5.0 tại Điện Biên: Người dân cảm nhận rung lắc mạnh

Động đất độ 5.0 tại Điện Biên: Người dân cảm nhận rung lắc mạnh

Đánh giá về trận động đất có độ lớn 5.0 vừa xảy ra tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên, ông Nguyễn Thái Sơn, Trạm trưởng Trạm Quan sát địa chấn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên (thuộc Viện Các khoa học Trái đất) cho biết: Trận động đất này có độ rủi ro thiên tai tương ứng cấp 2.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại 7 tỉnh miền núi phía bắc

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại 7 tỉnh miền núi phía bắc

Dự báo, trưa và chiều 16/5 , khu vực các tỉnh Lai Châu, Hà Giang, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn và Cao Bằng có mưa vừa đến mưa to với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, có nơi mưa rất to, lượng mưa trên 80mm. Cảnh báo lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều huyện thuộc các tỉnh trên.

Dự kiến ban hành nhiều quy định mới về trả lương dạy thêm giờ cho giáo viên

Dự kiến ban hành nhiều quy định mới về trả lương dạy thêm giờ cho giáo viên

Ngày 15/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập. Những điểm mới trong dự thảo Thông tư nhằm khắc phục khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo thời gian qua.

Phát động Cuộc thi “Phụ nữ làm chủ - Thắp lửa thành công” năm 2025

Phát động Cuộc thi “Phụ nữ làm chủ - Thắp lửa thành công” năm 2025

Thực hiện Dự án “Thúc đẩy phát triển nghề nghiệp và kinh doanh cho thanh niên và phụ nữ” giai đoạn 2023 - 2026 tại tỉnh Lào Cai, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp với tổ chức Aide et Action (AEA) và Trung tâm nghiên cứu về Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) phát động Cuộc thi “Phụ nữ làm chủ - Thắp lửa thành công” năm 2025.

Thời tiết ngày 16/5: Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục mưa lớn, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất và ngập úng

Thời tiết ngày 16/5: Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục mưa lớn, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất và ngập úng

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 16/5, các tỉnh Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa tiếp tục chịu ảnh hưởng của hình thái thời tiết xấu, với mưa rào và dông xảy ra rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến từ 20 - 40mm, có nơi trên 80mm, tập trung chủ yếu vào sáng sớm, chiều tối và đêm.

fb yt zl tw