Chính phủ yêu cầu có tiêu chí việc làm, chính sách ưu đãi cho nhà giáo

Trong đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo, Chính phủ yêu cầu thiết kế chính sách theo hướng có tiêu chuẩn, tiêu chí phù hợp với vai trò, vị trí việc làm của nhà giáo, có chính sách ưu đãi, khen thưởng, tôn vinh phù hợp.

Chính phủ ban hành Nghị quyết phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6.

Chính phủ yêu cầu bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật, tập trung chỉ đạo và bố trí nguồn lực khắc phục bất cập về vật chất, kinh phí, nhân lực để đạt yêu cầu về tiến độ và chất lượng các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Đặc biệt, các bộ, ngành cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương khắc phục những bất cập trong quy định pháp luật hiện hành chưa phù hợp với thực tiễn, chưa khả thi, tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và thi đua khen thưởng.

Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ động rà soát quy định pháp luật hiện hành tại các luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư để khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, xử lý các mâu thuẫn, chồng chéo.

Chính phủ thống nhất thông qua đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo.

Bộ trưởng các bộ, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung nguồn lực cao nhất, quyết tâm thực hiện đúng tiến độ dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, nhất là dự án luật khó, phức tạp, có tác động lớn.

Cần tổng kết toàn diện, đánh giá việc thực hiện quy định pháp luật hiện hành để đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, tạo điều kiện thông thoáng, phù hợp với thực tiễn, có lộ trình phù hợp với điều kiện, văn hóa, truyền thống của Việt Nam.

Về đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo, Chính phủ nhất trí thông qua đề xuất của Bộ GD&ĐT về sự cần thiết ban hành luật và 5 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo gồm: Định danh nhà giáo; tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; quản lý nhà nước về nhà giáo.

Chính phủ giao Bộ GD&ĐT nghiên cứu thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực nhà giáo; tổng kết, rà soát kỹ lưỡng pháp luật hiện hành để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.

Trong quá trình soạn thảo luật, cần khắc phục bất cập trong quản lý nhà nước về nhà giáo hiện nay để thiết kế chính sách theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương, có tiêu chuẩn, tiêu chí phù hợp với vai trò, vị trí việc làm của nhà giáo, có chính sách ưu đãi, khen thưởng, tôn vinh phù hợp.

Nghiên cứu thêm kinh nghiệm quốc tế, tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, truyền thông chính sách để tăng tính thuyết phục khi thông qua chính sách, bảo đảm tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện khi luật được ban hành.

Đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo là xây dựng luật mới, khó, đối tượng rộng, tác động lớn, có nhiều chính sách quan trọng, liên quan đến nhiều luật, cần có chính sách ưu tiên về nguồn lực và tổ chức thực hiện. Do thời gian dự kiến để trình Chính phủ, Quốc hội thông qua không nhiều nên Bộ GD&ĐT chủ động bố trí nguồn lực về tài chính, chuyên gia để soạn thảo luật, bảo đảm đúng tiến độ, nâng cao chất lượng của dự án Luật.

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chờ đợi với muôn vàn yêu thương

Chờ đợi với muôn vàn yêu thương

Không “nóng” với các bài văn, con số như phía trong phòng thi, phía ngoài trường thi, những người bố, người mẹ cũng đang trải qua kỳ thi của riêng mình. Đó là những lo lắng, hồi hộp và cả những niềm tin, kỳ vọng vào đứa con nhỏ bé của mình.

[Ảnh] “Áo xanh” đội nắng, dầm mưa tiếp sức mùa thi

[Ảnh] “Áo xanh” đội nắng, dầm mưa tiếp sức mùa thi

Tiếp sức mùa thi từ lâu đã là hình ảnh đẹp của các đoàn viên, thanh niên tình nguyện. Tại 27 điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, điều dễ nhận thấy là sự năng nổ, nhiệt tình của các tình nguyện viên trong việc trợ giúp thí sinh vượt “vũ môn”. Dù nắng hay mưa, trong những ngày diễn ra kỳ thi, những bóng áo xanh vẫn túc trực ngoài điểm thi để chở “ước mơ hồng” cho hơn 9.100 sĩ tử.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Nhiều thí sinh đánh giá đề Toán khó

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Nhiều thí sinh đánh giá đề Toán khó

Chiều 26/6, hơn 9.000 thí sinh của tỉnh bước vào môn thi Toán. Đây là môn thi bắt buộc đối với cả thí sinh thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 và thí sinh thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006. 90 phút làm bài nhanh chóng trôi qua, nhiều thí sinh bước ra khỏi phòng thi với nhiều tâm trạng khác nhau. Các thí sinh cho rằng đề Toán năm nay khó.

[Ảnh] Thí sinh Lào Cai hào hứng dự thi môn thứ hai

[Ảnh] Thí sinh Lào Cai hào hứng dự thi môn thứ hai

Chiều nay (26/6), các thí sinh bước vào dự thi môn Toán - môn thứ hai của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Đây là môn thi bắt buộc đối với thí sinh thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và thí sinh thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006.

Hãy vững tin mở cánh cửa tương lai

Hãy vững tin mở cánh cửa tương lai

12 năm miệt mài học tập dưới mái trường phổ thông, kỳ thi tốt nghiệp THPT là nấc thang đưa các sỹ tử lớp 12 bước vào chân trời mới. Thầy, cô giáo - những người đồng hành, dõi theo và ủng hộ các em luôn mong những điều tốt đẹp nhất đến với các trò của mình. Trước ngày diễn ra kỳ thi, các thầy, cô gửi gắm, truyền động lực đến các em bằng những lời chúc tốt đẹp nhất, mong các em sẽ cán đích thành công.

Các sĩ tử đã sẵn sàng “vượt vũ môn”

Các sĩ tử đã sẵn sàng “vượt vũ môn”

Chỉ còn gần một ngày, kim đồng hồ sẽ điểm "giờ G" cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 - cột mốc cuối cùng của hành trình 12 năm đèn sách, đồng thời là cánh cửa rộng mở hướng tới tương lai rạng ngời. Không khí căng thẳng xen lẫn hồi hộp bao trùm khắp nơi, nhưng ở đâu đó ta vẫn cảm nhận được sự tự tin, quyết tâm cháy bỏng từ các sĩ tử. 

fb yt zl tw