Chiến dịch phản công của Ukraine dưới lăng kính của lãnh đạo Kiev, Moskva và Washington

Trong khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết chiến dịch phản công của Kiev sẽ 'tăng tốc' sau thời gian khởi đầu chậm chạp, người đồng cấp phía Liên bang Nga Vladimir Putin nói rằng Kiev đã thất bại trong chiến dịch phản công còn Cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan cho rằng còn quá sớm để đánh giá kết quả phản công, nhưng thừa nhận Ukraine đã mất một lực lượng đáng kể.

Ukraine đang gặp khó khăn nhất định trong cuộc phản công do tuyến phòng thủ kiên cố của Nga. Ảnh: Politico

Đài CNN của Mỹ ngày 22/7 đưa tin Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết chiến dịch phản công của Kiev chuẩn bị "tăng tốc" sau thời gian khởi đầu chậm chạp.

Theo ông Zelensky, tiến độ phản công không được như kỳ vọng là do chiến dịch bắt đầu chậm hơn dự kiến là do Ukraine thiếu đạn dược và binh lính chưa được huấn luyện đầy đủ. Việc này đã giúp đối phương có thời gian để dựng lên các tuyến phòng thủ, thiết lập các bãi mìn dầy đặc.

Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với CNN phát sóng hôm 5/7, ông Zelensky cũng thừa nhận chiến dịch phản công của Ukraine đã bị “làm chậm lại” bởi hệ thống phòng thủ của Nga và do các lực lượng Ukraine không có vũ khí phù hợp.

Dẫu vậy, ông Zelensky cho rằng bất chấp khó khăn, các lực lượng Ukraine đã đạt được bước tiến, đồng thời nhấn mạnh Kiev đang tiến gần đến thời điểm mà các hành động liên quan (chiến dịch phản công) có thể tăng tốc vì các lực lượng Ukraine đã vượt qua một số bãi mìn và đang tiến hành rà phá bom mìn ở các khu vực đó.

Theo CNN, phát biểu của ông Zelensky được đưa ra tại Diễn đàn An ninh Aspen hôm 21/7, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng phương Tây thất vọng với kết quả của cuộc phản công Ukraine.

Đài RT của Nga cho rằng dẫn phát biểu của ông Putin tại cuộc họp chính phủ hôm 21/7 cho biết thêm nguyên nhân phương Tây thất vọng là do các lực lượng Ukraine không đạt được bất kỳ kết quả nào trong phản công, hơn nữa, phản công còn dẫn đến thương vong cao cho phía Ukraine.

Theo ông Putin, Kiev đã nhận được "một lượng lớn tài nguyên", bao gồm tất cả các loại vũ khí phương Tây cũng như"hàng nghìn lính đánh thuê và cố vấn nước ngoài", nhưng vẫn thất bại trong chiến dịch của mình và quân đội Ukraine đã mất "hàng chục nghìn" binh sĩ trong cuộc tấn công chống lại lực lượng của Nga.

Trong một diễn biến liên quan, Cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan lại cho rằng cuộc phản công của Ukraine đang tiến hành tốt và còn quá sớm để đánh giá kết quả phản công.

Theo ông Sullivan, trong phản công, một lượng lớn chiến đấu cơ của Ukraine bị loại khỏi vòng chiến đấu và phía Ukraine cũng mất một lượng lớn binh sỹ, nhưng Kiev vẫn còn một lượng đáng kể sức mạnh chiến đấu chưa tham chiến và đây là lúc chọn thời điểm chính xác để tạo ra tác động tối đa trên chiến trường.

Xe tăng Ukraine trong chiến dịch phản công bị phá hủy. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Về thiệt hại của Ukraine trong phản công, tờ New York Times mới đây dẫn lời các quan chức Mỹ và châu Âu giấu tên, cho biết tổn thất cao nhất của phía Ukraine là ở hai tuần đầu tiên của cuộc phản công khi có tới 20% số xe tăng và xe bọc thép của Ukraine bị phá hủy, trong đó có nhiều phương tiện cơ giới do phương Tây cung cấp.

Theo số liệu từ một tổ chức thân Ukraine mà tờ New York Times có được, tỉ lệ tổn thất đối với các trang thiết bị mà phương Tây cung cấp ở một số đơn vị thậm chí còn cao hơn.

Trong hai tuần đầu của cuộc phản công, lữ đoàn cơ giới số 47 của Ukraine - một đơn vị do Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) huấn luyện - dường như đã mất 30% trong tổng số 99 xe chiến đấu bộ binh Bradley, còn lữ đoàn cơ giới số 33 mất gần một phần ba trong số 32 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard do Đức sản xuất ngay trong tuần đầu tiên.

Trước thiệt hại nặng nề, theo tờ New York Times, sau hai tuần đầu tiên, các chỉ huy Ukraine quyết định tạm dừng cuộc phản công và tổn thất sau đó giảm xuống 10%.

Theo Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Singapore công bố chính phủ mới

Singapore công bố chính phủ mới

Ngày 21/5, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong đã công bố nội các cho nhiệm kỳ mới, hơn 2 tuần sau khi ông nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ người dân trong cuộc tổng tuyển cử 2025.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là ánh sáng bất diệt soi đường cho Cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh là ánh sáng bất diệt soi đường cho Cách mạng Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hãng thông tấn Mỹ Latinh Prensa Latina đã đăng tải bài viết đặc biệt mang tựa đề “Việt Nam và ánh sáng bất diệt của lòng yêu nước”, khẳng định tư tưởng và sự nghiệp của Người vẫn tiếp tục soi đường cho Cách mạng Việt Nam.

EU và Anh đạt được thỏa thuận tạm thời trước thềm hội nghị thượng đỉnh

EU và Anh đạt được thỏa thuận tạm thời trước thềm hội nghị thượng đỉnh

Giới chức Liên minh châu Âu (EU) cho biết đã đạt được thỏa thuận tạm thời với Anh về vấn đề quốc phòng và an ninh, ngư nghiệp và vấn đề di chuyển của thanh niên trước thềm Hội nghị thượng đỉnh EU - Anh diễn ra ngày 19/5. Thỏa thuận tạm thời này được cho là sẽ mở đường cho các doanh nghiệp Anh tham gia vào các hợp đồng quốc phòng lớn của EU.

Lòng bao dung - chìa khóa xây dựng hòa bình

Lòng bao dung - chìa khóa xây dựng hòa bình

Trong một thế giới đầy thách thức và biến động bởi chia rẽ và xung đột, những triết lý của Đức Phật về lòng từ bi, trí tuệ và bao dung là chìa khóa để con người vượt qua thù hận, xây dựng tương lai hòa bình và phát triển bền vững cho toàn nhân loại.

Chuyến công du của Tổng thống Donald Trump và 'hồi âm' từ vùng đất nhiều ngã rẽ

Chuyến công du của Tổng thống Donald Trump và 'hồi âm' từ vùng đất nhiều ngã rẽ

Chuyến công du Trung Đông mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump không đơn thuần là một chuỗi hoạt động ngoại giao mang tính biểu tượng. Ẩn sau các tuyên bố hợp tác và lễ ký kết hàng chục tỷ USD là sự tái khẳng định chiến lược của Washington nhằm định hình lại vai trò của mình tại khu vực vốn nhiều biến động này.

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

fb yt zl tw