Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chiều 19/4, tại thành phố Quảng Ngãi, Ủy ban Dân tộc và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi phối hợp tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 (2021-2025) giữa các tỉnh trong khu vực miền trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số tỉnh phía bắc.

Các đồng chí: Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Võ Phiên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi chủ trì hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu chia sẻ nhiều kinh nghiệm hay, cách làm mới trong việc chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình.

Đó là phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; kinh nghiệm trong việc thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo cơ chế đặc thù; kinh nghiệm trong việc tổ chức triển khai thực hiện dự án hỗ trợ giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; giải pháp thực hiện chính sách và tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; một số vấn đề cần quan tâm để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025…

Quang cảnh hội thảo.

Bên cạnh chia sẻ kinh nghiệm, các đại biểu cũng đã nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Cụ thể, một số nội dung của chương trình lần đầu tiên thực hiện, do đó dẫn tới sự lúng túng, chậm trễ trong việc tổng hợp, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện.

Các cơ quan Trung ương chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện; một số văn bản hướng dẫn chưa rõ ràng, thiếu đồng bộ giữa các văn bản của các Bộ ngành. Nguồn vốn sự nghiệp của chương trình giai đoạn 2021-2025 chưa được Trung ương thông báo cho tỉnh nên gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch sử dụng vốn sự nghiệp thực hiện chương trình cả giai đoạn, nhất là việc lựa chọn, xác định các dự án thực hiện có thời gian thực hiện trong nhiều năm.

Chưa quy định cơ chế đặc thù trong thực hiện vốn đầu tư phát triển hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng thụ hưởng; chưa hướng dẫn cụ thể về hình thức, định mức, thời gian cho vay đối với nội dung hỗ trợ cho các hộ dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn.

Tại hội thảo, đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã giải đáp các ý kiến góp ý thẳng thắn, kịp thời của các đại biểu.

Đồng chí khẳng định, chương trình đóng vai trò rất quan trọng đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số của cả nước. Tuy nhiên, với đặc thù là một Chương trình mục tiêu quốc gia mới, được triển khai trên một địa bàn rộng, tập trung vào nhóm đối tượng đặc thù là đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất, địa hình phức tạp và bị chia cắt, dân cư sống thưa thớt, không tập trung, sinh kế còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhu cầu nguồn lực đầu tư lớn trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn hạn chế như hiện nay.

Đại biểu chia sẻ kinh nghiệm và nêu lên các vướng mắc quá trình thực hiện chương trình.

Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương cũng thẳng thắng nhìn nhận việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cần phải có sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các cấp chính quyền địa phương.

“Qua hội thảo này, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành mong muốn các địa phương cùng tư duy, sáng tạo những cách làm mới, những phương pháp hiệu quả để có được những định hướng ban đầu quan trọng cho quá trình thiết kế, xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cho giai đoạn 2026-2030”, đồng chí Hầu A Lềnh nhấn mạnh.

Đồng chí cam kết, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành sẽ sát cánh cùng các địa phương cùng nỗ lực triển khai thành công Chương trình mục tiêu quốc gia vùng dân tộc thiểu số và miền núi nhằm đáp ứng kỳ vọng của cộng đồng các dân tộc đang sinh sống ở địa bàn khó khăn.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

fbytzltw