“Cánh tay nối dài” bảo vệ “lá phổi xanh”

Yên Bái có trên 462.536ha đất có rừng, độ che phủ rừng 63%. Rừng không chỉ là “lá phổi xanh” điều hòa khí hậu mà còn là nguồn sinh kế bền vững cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, giữ được màu xanh ấy chưa bao giờ là dễ dàng. Giữa những thách thức như cháy rừng, khai thác gỗ trái phép, hay tình trạng phát rừng làm nương, có một lực lượng thầm lặng vẫn ngày đêm bám rừng, bám bản, trở thành “cánh tay nối dài” không thể thiếu của kiểm lâm cơ sở, đó chính là các tổ, đội xung kích bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác PCCCR và phát huy phương châm "bốn tại chỗ", Yên Bái đã nỗ lực củng cố và phát triển các tổ đội PCCCR ở cấp xã, thôn, bản và các chủ rừng. Ngay trước mùa khô hanh, tỉnh đã thành lập và duy trì hoạt động của các ban chỉ đạo chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững ở xã và các chủ rừng. 
Từ đây, hàng trăm tổ, đội xung kích chữa cháy rừng tại các thôn, bản đã được hình thành và củng cố. Họ được trang bị kiến thức, kỹ năng bài bản. Hàng loạt lớp tập huấn về PCCCR được tổ chức, giúp các thành viên nắm vững kỹ thuật, chiến thuật đối phó với "giặc lửa". Các cuộc diễn tập ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn tại cơ sở được quan tâm, tổ chức thường xuyên đã rèn luyện khả năng điều hành, chỉ huy, phối hợp nhịp nhàng, nâng cao nhận thức và kỹ năng thực chiến cho người dân. 
Lực lượng tại chỗ, nòng cốt là các tổ, đội xung kích tuần tra, bảo vệ rừng (BVR) ở cơ sở  đang ngày càng khẳng định vai trò then chốt trong công tác giữ rừng và PCCCR. Họ chính là "tai mắt", là "lá chắn sống" BVR. Mỗi bước chân tuần tra, mỗi đêm ngủ rừng là thêm một lần góp phần giữ bình yên cho những cánh rừng. Không chỉ trực tiếp tham gia khi có sự cố, họ còn là những tuyên truyền viên tích cực, thường xuyên phổ biến kỹ năng phòng, chống cháy rừng tới từng hộ dân, sát với điều kiện thực tế ở từng địa bàn. 
Nhờ am hiểu địa hình, tập quán và ngôn ngữ bản địa, lực lượng xung kích đã giúp công tác tuyên truyền đi vào chiều sâu, trở nên hiệu quả và thực chất. Hiện nay, toàn tỉnh duy trì gần 1.500 tổ xung kích chữa cháy rừng với hơn 8.000 người tham gia. Con số này cho thấy sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư trong công cuộc giữ rừng. Một số địa phương còn chủ động xây dựng Quỹ BVR thôn bản, cho phép triển khai các hoạt động tuần tra, tuyên truyền, xây dựng chòi canh lửa và đường băng cản lửa, phát huy hiệu quả trong quản lý BVR. 
Lên huyện vùng cao Mù Cang Chải, nơi địa hình hiểm trở, rừng núi bạt ngàn và nguy cơ cháy rừng luôn ở mức cao mới càng thấy rõ vai trò không thể thay thế của lực lượng xung kích. Theo Hạt Kiểm lâm huyện, toàn huyện hiện có 108 tổ, đội xung kích với gần 700 thành viên, trải rộng trên khắp các xã trọng điểm như: Lao Chải, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình, Kim Nọi… Họ chính là những "tai mắt", "cánh tay" đắc lực của lực lượng kiểm lâm. 
Ông Trần Xuân Dưỡng - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện chia sẻ: "Mù Cang Chải với địa hình hiểm trở, việc triển khai lực lượng kiểm lâm chuyên trách đến nhiều địa bàn khó khăn. Chính vì vậy, các tổ, đội xung kích BVR và PCCCR tại cơ sở đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Họ là những người con của bản làng, am hiểu địa bàn, phát hiện sớm các nguy cơ, đồng thời là lực lượng đầu tiên tiếp cận và xử lý tình huống cháy rừng. Nhờ sự vào cuộc kịp thời, nhiều đám cháy đã được dập tắt ngay từ ban đầu, giảm thiểu đáng kể thiệt hại cho rừng". 
Nhờ những nỗ lực đồng bộ và việc củng cố các tổ đội BVR ở cơ sở, công tác PCCCR đã đạt kết quả tích cực. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh chỉ ghi nhận 1 vụ cháy rừng tại huyện Văn Chấn, do người dân đốt nương để lại cháy lan vào rừng tự nhiên. 
Để giữ rừng bền vững, nhất thiết phải tiếp tục củng cố và phát huy hiệu quả các tổ, đội xung kích PCCCR ở cơ sở. Trước hết, cần tăng cường chỉ đạo từ cấp ủy, chính quyền các cấp, làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể nếu để xảy ra vi phạm mà không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Cùng với đó, cần tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu cho lực lượng xung kích để nâng cao kỹ năng chỉ huy, tổ chức chữa cháy. Các chủ rừng cũng cần được hỗ trợ xây dựng phương án BVR sát thực tế, có tính khả thi cao. 
Đặc biệt, cần đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Nhà nước về BVR, phát triển rừng và PCCCR bằng những hình thức gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với từng vùng miền, dân tộc. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ cao như hệ thống camera giám sát rừng, flycam cảnh báo cháy sớm cần được nhân rộng. Đồng thời, tỉnh cần quan tâm bố trí ngân sách nhiều hơn cho các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
Văn Thông

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Không chỉ đảm nhiệm vận tải hành khách, ngành Đường sắt mong muốn trở thành một dịch vụ kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng miền, địa phương.

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Không gian rộng lớn với những cơ hội phát triển vượt trội của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang mang đến những triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn mới của đất nước. Để đạt được điều này, trách nhiệm đang đặt trên vai bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, làm sao khơi được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Một trang sử mới chính thức mở ra trên dải đất Tây Bắc khi tỉnh Lào Cai (mới) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Lào Cai (cũ) và Yên Bái. Đây không đơn thuần là một sự kiện hành chính, mà là cuộc hội ngộ lịch sử của hai triết lý phát triển nhưng lại cùng chung một đích đến: kiến tạo một vùng đất "Xanh" về sinh thái và mang lại "Hạnh phúc" đích thực cho người dân. Những thành tựu rực rỡ trong 5 năm qua chính là bệ phóng vững chắc cho hành trình mới này.

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Thời gian gần đây, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát (nay là xã Bát Xát, tỉnh Lào Cai) trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước yêu thích khám phá thiên nhiên, trải nghiệm núi rừng. Một trong những địa chỉ để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với du khách là rừng kháo cổ thụ ở thôn Sải Duần do cộng đồng quản lý với hàng vạn cây kháo cổ thụ xanh mướt.

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Tây Bắc là vùng có tiềm năng lớn trong phát triển nông, lâm sản hàng hóa nhờ lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng và đa dạng sinh học. Trong 10 năm qua, diện tích trồng cafe tại khu vực tăng 54%, sản lượng tăng 265%, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các loại cây ăn quả, cây dược liệu.

Miễn, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ 1/7

Miễn, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ 1/7

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn vừa ký ban hành Thông tư số 64/2025/TT-BTC quy định mức thu, miễn một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Theo đó, hàng chục khoản phí, lệ phí sẽ được miễn, giảm 50% để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân từ hôm nay 1/7 đến hết 31/12/2026.

Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc

Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tiếp tục áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng 8% theo quy định tại Nghị quyết số 204/2025/QH15 của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng đối với giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc kể từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

fb yt zl tw