Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo, yêu cầu thế chấp clip, hình ảnh nhạy cảm để vay tiền

Ngày 14/3, Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, xuất hiện tình trạng các đối tượng cho vay tiền nhưng yêu cầu khách hàng phải thế chấp clip, hình ảnh nhạy cảm. Đặc biệt, nhiều thanh, thiếu niên dùng hình ảnh, video clip khỏa thân của cá nhân để thế chấp vay tiền tiêu xài.

Tuy nhiên, do số tiền lãi phải trả hằng ngày cao, cuộc sống của người vay gần như bị bóp nghẹt, khiến họ quanh quẩn trong nợ nần không lối thoát. Khi không có khả năng trả nợ, họ bị các đối tượng cho vay đe dọa phát tán video clip, hình ảnh “nóng” lên mạng xã hội và gửi cho bạn bè, người thân trong gia đình để uy hiếp đòi nợ. Người thân phải thỏa thuận trả nợ thay, số tiền bị chiếm đoạt lớn hơn rất nhiều lần khoản vay ban đầu. Đáng chú ý, nhiều trường hợp bên cho vay hứa hẹn trả nợ xong sẽ xóa ảnh, clip, nhưng sau đó vẫn dùng clip, ảnh đó tiếp tục đe dọa, uy hiếp nạn nhân nhằm chiếm đoạt số tiền cao hơn nhiều lần số tiền gốc đã vay.

Điển hình, vào tháng 3/2025, Công an thành phố Hà Nội tiếp nhận tin trình báo của một nạn nhân 13 tuổi bị các đối tượng đe dọa khi vay tiền bằng clip khiêu dâm. Nạn nhân cho biết có tham gia chương trình quà tặng điện thoại iPhone 15 miễn phí trên mạng xã hội Facebook. Khi hỏi thể lệ nhận quà, nạn nhân được hướng dẫn khai báo thông tin cá nhân. Sau đó, đối tượng yêu cầu nạn nhân chuyển 800.000 đồng để nhận quà tặng. Do không có tiền để chuyển, đối tượng đe dọa sẽ tố cáo nạn nhân tới cơ quan Công an vì làm hỏng chương trình quà tặng. Lúc này, nạn nhân nhận được tin nhắn cho vay tiền bằng hình thức gửi clip khiêu dâm.

Nạn nhân đồng ý và đã quay clip rồi gửi cho các đối tượng để lấy tiền trả nợ. Khi nạn nhân chậm trả tiền đã bị “khủng bố”, đòi nợ, đe dọa phải tiếp tục quay nhiều clip khiêu dâm.

Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác trước các loại hình được quảng cáo là vay tiền bằng cách thế chấp clip, hình ảnh nhạy cảm. Người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin về giấy tờ tùy thân, quan hệ gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, nơi làm việc, sinh sống… cho các đối tượng gọi điện đòi nợ để tránh sẽ rơi vào “bẫy”, rồi bị khống chế nếu không trả được tiền.

Trường hợp có nhu cầu vay vốn, người dân nên tìm hiểu kỹ và trực tiếp đến trụ sở, chi nhánh các ngân hàng để được tư vấn, hướng dẫn thủ tục vay tiền nhằm bảo vệ quyền lợi của mình trước pháp luật. Nếu bị các đối tượng cho vay đe dọa, người dân cần đến cơ quan Công an trình báo sự việc để ngăn chặn, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Chị H cho biết, trước đây có quen một người đàn ông ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đầu tháng 3/2025, người đàn ông này rủ chị H tham gia đầu tư qua mạng xã hội dưới hình thức chốt đơn hàng để hưởng hoa hồng. Chị H đồng ý và đăng ký theo đường link để làm nhiệm vụ. Chị H đã chuyển gần 5 tỷ đồng để làm nhiệm vụ nhưng sau đó không rút được tiền ra. Lúc này chị H mới biết mình bị lừa nên đã đến cơ quan Công an trình báo.

Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác và tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Khi làm cộng tác viên cho các công ty, doanh nghiệp, đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ, người dân cần kiểm tra rõ thông tin về hàng hóa và đơn vị cung cấp, thông qua nhiều nguồn khác nhau, để kiểm chứng tính chính xác. Các trường hợp quảng cáo được hưởng hoa hồng, lãi suất cao có thể là chiêu trò của các đối tượng lừa đảo. Nếu phát hiện ra trường hợp lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để nhanh chóng xác minh, ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tiểu Ban chỉ đạo về đặc xá năm 2025 của Công an tỉnh thống nhất đề nghị đặc xá cho 15 phạm nhân đủ điều kiện

Tiểu Ban chỉ đạo về đặc xá năm 2025 của Công an tỉnh thống nhất đề nghị đặc xá cho 15 phạm nhân đủ điều kiện

Chiều 19/3, Tiểu Ban chỉ đạo về đặc xá của Công an tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị xét, đề nghị đặc xá cho phạm nhân năm 2025. Đại tá Hoàng Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự, Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam Công an tỉnh chủ trì hội nghị.

Điện lực Lào Cai cảnh báo thủ đoạn mạo danh cán bộ ngành điện để lừa đảo

Điện lực Lào Cai cảnh báo thủ đoạn mạo danh cán bộ ngành điện để lừa đảo

Thời gian gần đây, tình trạng mạo danh ngành điện gia tăng mạnh mẽ. Các chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi, không chỉ gây thiệt hại tài chính cho khách hàng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) và Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai).

Tránh tiếp tay cho tội phạm lừa đảo qua mạng

Tránh tiếp tay cho tội phạm lừa đảo qua mạng

Do thiếu hiểu biết, không lường hết hậu quả, nhiều người dân đã cho người khác thuê, mượn, mua bán tài khoản ngân hàng. Hành động này có thể sẽ gián tiếp tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế, tổ chức người xuất, nhập cảnh trái phép, trao đổi mua bán các loại hàng cấm, vật cấm, ma túy, đánh bạc, rửa tiền, tài trợ khủng bố…

Thực hiện nghiêm Nghị định 168, người dân an tâm khi tham gia giao thông

Thực hiện nghiêm Nghị định 168, người dân an tâm khi tham gia giao thông

Thông tin về kết quả 2, 5 tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP, ngày 14/3, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, so cùng kỳ, số vụ xử lý và số vụ tai nạn giao thông đều giảm sâu so cùng kỳ. Điều đó cho thấy người dân đã tự giác chấp hành, an tâm hơn khi ra đường tham gia giao thông.

fb yt zl tw