Cánh Địa vươn lên thoát nghèo

LCĐT - Về thăm thôn Cánh Địa, xã Sơn Hải (Bảo Thắng) vào một ngày cuối tháng 8, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay kỳ diệu nơi đây. Từ một vùng quê nghèo đói, nay Cánh Địa khoác lên mình màu xanh ấm no của những cánh rừng kinh tế, những ruộng lúa trĩu bông, xen lẫn những mái ngói đỏ san sát. 

Nông dân thôn Cánh Địa thu hoạch lúa.
Nông dân thôn Cánh Địa thu hoạch lúa.

Cánh Địa là thôn vùng thấp của xã Sơn Hải với 127 hộ. Trận lũ lịch sử tháng 8/2008 đã cuốn trôi toàn bộ hoa màu, ao cá khiến đời sống của người dân trong thôn lâm cảnh khốn khó. Song, với đức tính cần cù, tinh thần “chịu khó chứ không chịu khổ”, chính quyền địa phương và bà con trong thôn đã không ngừng vươn lên phát triển kinh tế. Đặc biệt, vài năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhân dân đã mạnh dạn đưa các giống cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân. Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Hòa, Trưởng thôn Cánh Địa cho biết: Nhằm xóa đói, giảm nghèo hiệu quả, thôn đã phát động phong trào thi đua phát triển kinh tế. Nhờ đó, nhiều hộ dân mạnh dạn chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang đào ao thả cá và đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm. Toàn thôn hiện có 16.000 con gia cầm, 500 con lợn và 73 con trâu, hơn 8 ha rừng trồng. Từ phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tấm gương phát triển kinh tế giỏi có thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng, như gia đình các ông: Nguyễn Tiến Toán, Đỗ Khắc Nghiệp, Vũ Xuân Khánh, Nguyễn Văn Bắc...

Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, nên đời sống người dân  được nâng lên rõ rệt, số hộ khá, giàu của thôn ngày càng tăng, số hộ nghèo giảm còn 5 hộ. Đến nay, 100% hộ trong thôn có nhà mái ngói, nhân dân được sử dụng điện lưới quốc gia, trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường đầy đủ. Bên cạnh đó, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” phát triển toàn diện, rộng khắp, ngày càng đi vào chiều sâu; hằng năm trong thôn có hơn 70% số hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”. Không chỉ đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, người dân trong thôn còn tích cực tham gia Chương trình xây dựng nông thôn mới bằng nhiều việc làm thiết thực, như: Hiến đất làm đường, xây nhà văn hóa, đóng góp hàng trăm ngày công lao động làm tuyến đường giao thông nông thôn Cánh Địa - Cầu Trát có tổng chiều dài 3 km (trong đó, Nhà nước hỗ trợ 914 triệu đồng, nhân dân đóng góp công lao động và vật liệu trị giá 455 triệu đồng).

Chúng tôi đến thăm gia đình chị Nguyễn Thị Vân, một trong những hộ điển hình về phát triển kinh tế của thôn. Tâm sự với chúng tôi, chị Vân cho biết: Ban đầu, do vốn ít, vợ chồng tôi đầu tư chăn nuôi theo phương châm “lấy ngắn nuôi dài”. Khi đủ vốn, tôi đầu tư xây dựng chuồng nuôi nhốt gia súc, mở rộng quy mô chăn nuôi, đào ao thả cá, đầu tư nuôi nhím và trồng rừng, trồng thanh long. Hiện nay, tổng thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi của gia đình tôi sau khi trừ chi phí đạt trên 400 triệu đồng/năm. Kinh tế phát triển, tôi đã xây được nhà, mua nhiều đồ dùng, phương tiện sinh hoạt đắt tiền, các con đều thành đạt và có việc làm ổn định.

Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt, bà con ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, chính là động lực quan trọng để Cánh Địa góp phần cùng xã Sơn Hải đẩy nhanh tiến độ về đích xây dựng nông thôn mới theo lộ trình đề ra trong năm 2015.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên là địa phương có diện tích trồng cây dâu tằm lớn nhất tỉnh với hơn 37 ha, sản lượng kén tằm 10 tháng năm 2024 đạt hơn 5.000 kg, giá bán từ 150 -170 nghìn/kg, cho nguồn thu gần 800 triệu đồng. Ảnh hưởng của mưa lũ khiến gần 50% diện tích dâu bị thiệt hại, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất, sớm có nguyên liệu để nuôi tằm trở lại.

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

fbytzltw