Càng nghèo, càng khó khăn thì tinh thần vươn lên càng phải cao

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang tại buổi làm việc sáng 29/10 với Huyện ủy Mường Khương về công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ khắc phục thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng bão số 3 trên địa bàn.

mk1.jpg
Quang cảnh buổi làm việc.

Theo báo cáo của Huyện ủy Mường Khương, ngày 7/8/2024, địa phương đã tổ chức Lễ phát động Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn. Mục tiêu đến tháng 9/2025, toàn huyện sẽ xóa 2.465 nhà tạm, riêng năm 2024 xóa 1.390 nhà tạm.

mk5.jpg
Bí thư Huyện ủy Mường Khương Giàng Seo Vần báo cáo Đoàn công tác của tỉnh về kết quả xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn .

Theo kế hoạch của UBND tỉnh ban hành cuối tháng 9/2024, huyện Mường Khương có 2.480 nhà thuộc diện nhà tạm, nhà dột nát và nhà bị ảnh hưởng bởi bão số 3. UBND tỉnh giao trong năm 2024, huyện Mường Khương xóa 1.405 nhà tạm, năm 2025 xóa tiếp 1.075 nhà tạm, nhà dột nát.

mk6.jpg
Lãnh đạo UBND huyện Mường Khương phát biểu.

Đến nay, số nhà đã đăng ký và được phê duyệt danh sách năm 2024 là 1.456 nhà, trong đó xây mới 1.426 nhà. Trong năm 2024, nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững bố trí để xóa 1.190 nhà tạm, nhà dột nát, nguồn xã hội hóa 266 nhà.

mk4.jpg
Lãnh đạo Sở Xây dựng nêu ý kiến.

Về hỗ trợ khắc phục thiệt hại nhà ở do ảnh hưởng bão số 3, tổng số nhà bị thiệt hại trên địa bàn là 86 hộ, trong đó hộ thuộc diện nghèo, cận nghèo là 76 hộ.

Về tiến độ xây dựng, đến nay huyện Mường Khương đã khởi công 1.103 nhà theo kế hoạch năm 2024 (chiếm 76%), trong đó đã hoàn thành 541 nhà; đang thi công 562 nhà. Hiện, huyện đã giải ngân được 22,7 tỷ đồng trong số 54,8 tỷ đồng nguồn vốn đã được bố trí.

mk2.jpg
Lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy phát biểu tại buổi làm việc

Theo số liệu rà soát của các tổ công tác do tỉnh yêu cầu, huyện Mường Khương đang có 3.716 hộ có nhà tạm, nhà dột nát thuộc các đối tượng khác nhau.

Khó khăn của Mường Khương hiện nay là tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao; toàn huyện hiện có 8.536 hộ nghèo, cận nghèo, chiếm 60,13% tổng số hộ trên địa bàn; nguồn vật liệu xây dựng phải vận chuyển xa; thiếu công nhân xây dựng; nhiều hộ vẫn giữ quan niệm chọn ngày, tháng, chọn tuổi làm nhà; một số hộ thuộc diện được hỗ trợ nhưng không bố trí được nguồn đối ứng...

mk3.jpg
Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nêu ý kiến.

Phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo Huyện ủy Mường Khương, Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang chỉ rõ: Điều đáng phấn khởi là tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo dù còn cao nhưng đang có xu hướng giảm nhanh; huyện đang thực hiện rất tốt chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập, mức sống của người dân. Mường Khương cũng là địa phương đi đầu trong đào tạo, bố trí, hỗ trợ tìm việc làm cho lao động vùng nông thôn. Người dân Mường Khương có truyền thống đoàn kết, hăng hái tham gia các phong trào thi đua sản xuất, nâng cao đời sống văn hóa.

Về công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ khắc phục thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng bão số 3, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu cá thể hóa trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong nắm bắt tình hình, triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ.

mk7.jpg
Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang kết luận buổi làm việc.

Huyện cần tăng cường vai trò của đội ngũ cán bộ cơ sở như bí thư chi bộ, trưởng thôn, đảng viên, cán bộ các đoàn thể chính trị, vai trò của tổ tuyên vận, nhất là trong phổ biến, thông tin chính sách của Nhà nước về nội dung này; triển khai mạnh các phong trào thi đua ở cơ sở, nhất là phong trào giúp nhau xóa nhà tạm trong từng cộng đồng dân cư. Huyện Mường Khương đang có số xã “siêu nghèo” cao nhất tỉnh, số hộ có nhà tạm, nhà dột nát cũng đứng đầu, do đó càng nghèo, càng khó khăn thì tinh thần vươn lên càng phải cao.

Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy cũng yêu cầu huyện ưu tiên làm nhà ở cho gia đình người có công, gia đình chính sách, người bị ảnh hưởng bởi thiên tai, tiếp đó là hộ nghèo. “Ngoài các buổi làm việc đột xuất, theo yêu cầu thực tế, Thường trực Tỉnh ủy sẽ duy trì các buổi làm việc từng quý với Huyện ủy Mường Khương liên quan đến nội dung xóa nhà tạm”, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Armenia

Theo đặc phái viên TTXVN, vào 21h ngày 1/4 giờ địa phương (0h ngày 2/4 giờ Hà Nội), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Yerevan, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ

Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu, cùng đoàn đại biểu cấp cao của Bỉ kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973.

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

fb yt zl tw