Cần xử lý nghiêm khắc các vụ lừa đảo công nghệ cao

Mới đây, vì tin lời của một nhóm lừa đảo công nghệ cao mà một cán bộ thuộc diện quản lý của Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai đã bị lừa một số tiền lớn.

Theo thống kê của cơ quan chức năng, hàng năm, toàn quốc xảy ra khoảng 2.000 vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Tuy chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 4% trong cơ cấu tội phạm hình sự, nhưng loại tội phạm lừa đảo này gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Vậy thủ đoạn của loại tội phạm này là gì và giải pháp nào để ngăn chặn?

Vụ việc một cán bộ thuộc diện quản lý của Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai đã bị lừa một số tiền lớn đang gây xôn xao dư luận. Nhóm lừa đảo xưng danh cơ quan bảo vệ pháp luật điện thoại báo người cán bộ này có "vướng" đến pháp luật và yêu cầu mở tài khoản để chuyển tiền vào. Sau đó, xâm nhập và lấy đi toàn bộ số tiền có trong tài khoản.

(Ảnh minh họa)

Một trường hợp khác là câu chuyện của chị Nguyễn Thị Lan ở quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội cũng đã bị các đối tượng tội phạm công nghệ cao rút sạch tiền trong tài khoản. Với chiêu lừa đảo gửi tin nhắn giả danh nhà mạng nội dung: “Thông báo khách hàng đã đăng ký, kích hoạt dịch vụ có mức phí sử dụng mỗi tháng từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, nếu muốn hủy dịch vụ thì truy cập vào đường dẫn link”. Lầm tưởng tin nhắn của nhà mạng nên chị Lan đã truy cập vào đường link và làm theo hướng dẫn:

Chị Nguyễn Thị Lan chia sẻ: “Khi truy cập vào đường link tôi được hướng dẫn phải nhập tên, số chứng minh thư, tài khoản ngân hàng. Tôi rất lo lắng nên cung cấp hết họ yêu cầu. Sau một đêm tiền trong tài khoản bị rút sạch. Hoang mang tột độ”.

Hiện đã và đang có rất nhiều hình thức lừa đảo trực tuyến như: Hack tài khoản mạng xã hội, lừa đảo trên sàn thương mại điện tử, lừa đảo trúng thưởng, giả danh cán bộ cơ quan chức năng, vay tiền online… Với những chiêu trò tuy không mới nhưng nhiều người dân vì tâm lý hoang mang, lo lắng, nhẹ dạ, cả tin vẫn trở thành nạn nhân của các hành vi lừa đảo.

Theo Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công An, hiện nay, tình trạng lộ, mất dữ liệu cá nhân đang diễn ra phổ biến. Các đối tượng tội phạm sẽ lợi dụng để tiến hành hoạt động lừa đảo.

Về các biện pháp để phòng chống tội phạm lừa đảo trực tuyến, Thượng tá Nguyễn Huy Lục - Phụ trách Phòng 5, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công An cho biết: “Chúng tôi phối hợp với ngân hàng nhà nước có giải pháp sử dụng xác thực sinh trắc học ngăn ngừa tội phạm công nghệ cao lợi dụng tài khoản ngân hàng giải mạo lừa đảo chiếm đoạt tiền. Tội phạm đang có xu hướng ngồi ở quốc gia khác để tấn công đối với người dân ở trong nước.”

Theo Luật sư Trần Tuấn Anh – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, hành vi lợi dụng không gian mạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật Hình sự với mức hình phạt cao nhất lên đến tù chung thân: “Việc xử lý lừa đảo trực tuyến ít bị phát hiện, hoặc phát hiện nhưng xử lý chưa được triệt để, một phần vì người bị hại còn e ngại chưa trình báo hoặc một số người bị hại có hành vi vi phạm pháp luật thật nên sợ khi trình báo thì lộ ra hành vi vi phạm pháp luật của mình nên không trình báo nên đã gây khó khăn trong quá trình điều tra xử lý của các cơ quan chức năng”.

Để hạn chế các vụ việc lừa đảo, mỗi người dân cũng cần chung tay phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng bằng cách phối hợp cùng lực lượng chức năng nhanh chóng phát hiện các thủ đoạn lừa đảo, đồng thời kịp thời phát đi các thông tin cảnh báo, ngăn chặn, giảm thiểu lừa đảo trực tuyến, giúp xây dựng một không gian mạng an toàn, lành mạnh.

Chuyên gia Thương mại Vũ Vinh Phú khuyến cáo: “Khi có vấn đề bị lừa đảo lập tức cần báo cho ngân hàng, công an kinh tế đlưể người ta làm rõ vấn đề này. Tôi khuyến cáo là rất nhiều vụ lắm rồi bây các cơ quan chức năng phải làm nhanh các vụ, đưa ra xử nhanh, xử nặng”.

Với công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, ý thức cảnh giác của người dân ngày càng được nâng cao cùng với hệ thống pháp luật đủ sức răn đe sẽ đấu tranh có hiệu quả với tội phạm sử dụng công nghệ cao trong thời gian tới.

Theo vov.vn

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Hòa
Theo tôi nhà nước nên có biện pháp xử lý nghiêm khắc về hành vi lừa đảo qua mạng. Để trả lại yên bình cho người dân. Cả đời tích cop bỗng nhiên tay trắng... Ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tâm lý của người dân và các hệ lụy khác...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai xử lý 262 vụ vi phạm trong đợt cao điểm phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại

Lào Cai xử lý 262 vụ vi phạm trong đợt cao điểm phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại

Trong đợt cao điểm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh, lực lượng chức năng và các đơn vị, địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm hành vi vi phạm.

Khởi tố, tạm giam chủ kênh TikTok "Gia đình Hải Sen" bán hàng giả

Khởi tố, tạm giam chủ kênh TikTok "Gia đình Hải Sen" bán hàng giả

Công an tỉnh Ninh Bình điều tra, làm rõ, trong thời gian từ năm 2024 đến nay, Công ty TNHH Hải Bé đã bán qua các kênh mạng xã hội TikTok shop, Facebook, Shopee “Gia đình Hải Sen”, “Hải Sen” với hơn 800.000 sản phẩm, trong đó riêng mặt hàng “Siro ăn ngon Hải Bé” bán với số lượng trên 100.000 hộp sản phẩm.

Cho vợ “đăng xuất” chỉ vì cằn nhằn

Cho vợ “đăng xuất” chỉ vì cằn nhằn

Vụ án chồng giết vợ từng rúng động ở Bắc Hà cách đây gần 1 năm khiến ai cũng bàng hoàng đau xót, tiếc cho cặp vợ chồng từng "chung lưng đấu cật" với kết cục một người lìa xa thế giới còn người kia chịu án tù với ân hận muộn màng. Nguyên nhân dẫn đến hành động dã man của người chồng lại chỉ vì lời cằn nhằn của vợ.

Phạt vi phạm hành chính gần 1 tỷ đồng trong đợt cao điểm chống hàng giả, hàng nhái

Phạt vi phạm hành chính gần 1 tỷ đồng trong đợt cao điểm chống hàng giả, hàng nhái

Từ ngày 15/5 - 10/6, lực lượng quản lý thị trường tỉnh đã tổ chức kiểm tra 150 vụ nhằm xử lý vi phạm hàng giả, hàng nhái, theo Kế hoạch số 227/KH-UBND của UBND tỉnh Lào Cai về mở đợt cao điểm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh.

Cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo "bao đỗ", "nâng điểm", "can thiệp kết quả thi"

Cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo "bao đỗ", "nâng điểm", "can thiệp kết quả thi"

Ngày 5/6, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (ANM), Công an TP Đà Nẵng cho biết, thời gian gần đây xuất hiện tình trạng lừa đảo với hình thức hứa hẹn "bao đỗ", "nâng điểm", "can thiệp kết quả thi". Cụ thể, đối tượng lợi dụng sự lo lắng của phụ huynh và tâm lý của học sinh trong thời điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2024 - 2025 đang đến gần để tung ra thủ đoạn lừa đảo.

Xử lý nghiêm nhiều cá nhân để xảy ra vụ bảo vật quốc gia bị xâm hại

Xử lý nghiêm nhiều cá nhân để xảy ra vụ bảo vật quốc gia bị xâm hại

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính và UBND TP Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích (BTDT) Cố đô Huế vừa tổ chức họp kiểm điểm trách nhiệm, rút kinh nghiệm, xử lý kỷ luật các cá nhân có liên quan trong vụ việc bảo vật quốc gia (BVQG) ngai vua triều Nguyễn bị xâm hại...

fb yt zl tw