Cần quyết liệt xử lý tình trạng "xe dù, bến cóc"

Trước hiện tình trạng xe khách tuyến cố định bỏ bến ra ngoài hoạt động; "xe dù, bến cóc" có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đề nghị UBND cấp tỉnh cần vào cuộc quyết liệt xử lý tình trạng này.

Cần quyết liệt xử lý tình trạng "xe dù, bến cóc" ảnh 1
Đảm bảo thuận lợi cho hành khách vào bến và rời bến được thuận tiện, an toàn.

Ngày 18/11, Bộ GTVT ra Văn bản số 12089 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc kiểm tra, xử lý “xe dù, bến cóc”, “xe trá hình tuyến cố định”, “xe ghép, xe tiện chuyến” trên địa bàn địa phương.

Trong thời gian vừa qua, công tác khôi phục vận tải đạt kết quả khả quan, vận tải hàng hóa, vận tải hành khách đều tăng trưởng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong thời gian gần đây xuất hiện tình trạng xe khách tuyến cố định bỏ bến ra ngoài hoạt động; "xe dù, bến cóc" có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp; đặc biệt, trên địa bàn các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở nội dung báo cáo của các đơn vị, Sở GTVT, kiến nghị của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, Bộ GTVT đề nghị UBND cấp tỉnh cần vào cuộc quyết liệt và chỉ đạo Sở GTVT các tỉnh/thành chủ trì, phối hợp với lực lượng chức năng, chính quyền địa phương cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xây dựng kế hoạch kiểm tra, xử lý dứt điểm hiện tượng “xe dù, bến cóc”, “xe trá hình tuyến cố định”, “xe ghép, xe tiện chuyến” trên địa bàn; kiểm tra, xử lý đối với các văn phòng đại diện của đơn vị vận tải, bãi đỗ trông giữ phương tiện, bãi đỗ xe tạm, tự phát trên địa bàn; nếu phát hiện có tổ chức đón, trả khách, cò khách thì kiên quyết xử lý vi phạm theo quy định.

Bộ GTVT yêu cầu Sở GTVT các tỉnh/ thành rà soát quy hoạch về hạ tầng giao thông trên địa bàn để tham mưu cho UBND cấp tỉnh trước mắt cần giữ nguyên, ổn định các bến xe hiện hữu trong nội thành, nội thị đến năm 2030 để tạo sự ổn định kinh doanh cho hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định và đơn vị bến xe; đồng thời góp phần tăng cường kết nối vận tải, tạo thuận lợi cho nhu cầu đi lại của người dân.

Bộ GTVT cũng yêu cầu các Sở GTVT rà soát việc tổ chức giao thông, tổ chức phân luồng vận tải hành khách đảm bảo có điểm dừng, đón trả khách theo quy định; rà soát hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ có biển cấm xe khách (xem xét ưu tiên đối với loại hình tuyến cố định và xe buýt) vào các tuyến phố gần khu vực các bến xe; tổ chức các tuyến xe buýt để kết nối bến xe; tạo thuận lợi cho đơn vị vận tải hoạt động theo tuyến cố định được trang bị, đầu tư xe trung chuyển phục vụ đưa đón khách đến bến xe, đến điểm đón trả, khách đã được công bố theo quy định; yêu cầu bến xe tổ chức khu vực dành riêng cho xe taxi, xe hai bánh chở khách (xe ôm) để đảm bảo thuận lợi cho hành khách vào bến và rời bến được thuận tiện, an toàn.

Các Sở GTVT có trách nhiệm yêu cầu và hướng dẫn các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, các đơn vị kinh doanh bến bãi có trách nhiệm thực hiện đúng quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, quy định về dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Bên cạnh đó, Sở GTVT phối hợp với lực lượng công an và ngành thông tin - truyền thông để kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng xe cá nhân để kinh doanh vận tải thông qua hình thức lập nhóm trên Zalo, Facebook và các trang mạng xã hội khác.

Bộ GTVT đồng thời đề nghị Ban An toàn giao thông cấp tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, quy định về dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, các quy định của pháp luật có liên quan khác đến các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, các đơn vị kinh doanh bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn tỉnh, thành phố, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cán bộ Đội CSGT số 3, phòng CSGT, Công an tỉnh tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự trên tuyến địa bàn phụ trách.

Không gián đoạn, không bỏ trống địa bàn

Từ ngày 1/3/2025, cơ cấu tổ chức bộ máy của lực lượng công an toàn quốc đã không còn tổ chức công an cấp huyện. Để đảm bảo an toàn giao thông (ATGT), không làm gián đoạn hoạt động, không bỏ trống địa bàn, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an tỉnh Yên Bái đã tăng cường bố trí lực lượng, triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên toàn địa bàn.
Lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy kiểm tra, nhắc nhở việc chấp hành các quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa trên hồ Thác Bà.

Gỡ khó cho phương tiện thủy

Trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện có 452 phương tiện hoạt động trên tuyến đường thủy nội địa, trong đó có 259 phương tiện loại nhỏ, gắn động cơ có công suất thấp, chủ yếu phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển của người dân; 193 phương tiện thuộc diện đăng ký, đăng kiểm (166 phương tiện đang hoạt động, 27 phương tiện dừng hoạt động).
Sạt lở trên Tỉnh lộ 160, giao thông từ xã Nậm Lúc đi xã Bản Cái bị chia cắt hoàn toàn

Bắc Hà: Sạt lở trên Tỉnh lộ 160, giao thông từ xã Nậm Lúc đi xã Bản Cái bị chia cắt hoàn toàn

Do chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục từ 22 đến 25 độ vĩ Bắc nên thời tiết các địa phương trong tỉnh những ngày qua có mưa lớn kéo dài. Tại các xã Nậm Lúc, Bản Cái (huyện Bắc Hà) có mưa to cục bộ gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và giao thông.

fb yt zl tw