Cái quý nhất là cuộc sống và danh dự

1. “Cái quý nhất của con người là cuộc sống và danh dự sống, bởi đời người chỉ sống có 1 lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí; để khỏi hổ thẹn vì những việc làm ty tiện, đớn hèn, cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời - sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người, mang lại hạnh phúc cho Nhân dân!”.

Đó là đoạn văn được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trích dẫn từ cuốn sách “Thép đã tôi thế đấy” trong bài phát biểu nhân ngày lễ đồng chí được nhận Huy hiệu 55 tuổi Đảng, tổ chức ngày 2/2/2023.

“Thép đã tôi thế đấy” là cuốn tiểu thuyết được coi như tự truyện của nhà văn Nikolai Ostrovsky. Sinh năm 1904, lớn lên đúng thời kỳ bão táp Cách mạng tháng Mười Nga, 15 tuổi, ông đã tham gia chiến đấu, xung phong trong làn mưa đạn, trong gió lạnh tuyết băng, chống bọn phản động, dù bị thương cũng không chịu rời trận tuyến, lâm bệnh thương hàn nặng vẫn ở lại trên công trường xây dựng đường sắt. Những năm tháng chiến tranh và lao động cống hiến khắc nghiệt đã hủy hoại sức khỏe, khiến năm 23 tuổi, ông bị bại liệt toàn thân; năm 24 tuổi, ông mù cả hai mắt.

Vô cùng tuyệt vọng, có lúc ông đã định tự tử để kết liễu đời mình, nhưng sau cùng, tinh thần người cộng sản trẻ tuổi nhất định sống có ích cho đến hơi thở cuối cùng đã khiến ông nảy ý định phải tiếp tục cuộc chiến đấu mới trên mặt trận văn học. Cây bút đã thay cây súng trong tay ông, để kể lại cuộc đời trai trẻ, tuy ngắn ngủi nhưng vô cùng vinh quang của chính ông. Năm 1932, trải qua biết bao khó khăn, mệt mỏi và đau đớn về thể xác, ông đã viết xong cuốn tiểu thuyết mang vóc dáng tự truyện, trong đó Pa-ven Koóc-xa-ghin là hóa thân của tác giả.

“Thép đã tôi thế đấy” từng được coi là thánh kinh mới của thế hệ thanh nhiên Xô Viết, là cuốn sách gối đầu giường của bao thế hệ thanh niên Việt Nam, kể từ Lý Tự Trọng, người thanh niên Cộng sản Việt Nam đầu tiên, tới hàng triệu thanh niên trong cách mạng và kháng chiến.

Đoạn văn thể hiện nhân sinh quan cộng sản cao đẹp này đã được nhiều bạn trẻ trên khắp thế giới thuộc lòng và lấy làm châm ngôn sống, phương châm sống của đời mình.

2. Nhân dân ta vốn có truyền thống yêu quý cuộc sống và trọng danh dự. Người là hoa của đất. Người làm ra của, của không làm ra người. Người còn, của còn. Danh dự quý hơn vàng. Tốt danh hơn lành áo. Danh thơm còn mãi, tiếng xấu lưu truyền. Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa. Hổ chết để da, người chết để tiếng.

“Thép đã tôi thế đấy” ra đời năm 1935. Tháng 7/1938, Tố Hữu viết: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ. Mặt trời chân lý chói qua tim”. Nhà thơ đã thể hiện niềm vui sướng, say mê không thể kìm nổi của mình khi nhận ra lẽ sống mới, sống với lý tưởng dâng hiến cho cách mạng của người cộng sản.

Ngày nay, đọc đoạn văn trích trong “Thép đã tôi thế đấy” không thể không nhớ tới những câu thơ của nhà thơ Thanh Thảo: “Chúng tôi đi không tiếc đời mình. Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc. Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc”. Mấy câu thơ giản dị mà xúc động ấy chính là tiếng nói con tim của thế hệ thanh niên Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

3. Trong hoàn cảnh hiện tại, việc nhắc lại đoạn văn thể hiện nhân sinh quan cao quý của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa thời sự, kịp thời, nhất là trong những ngày này, khi một số vụ đại án bị phát hiện, chứng tỏ sự tha hóa về chính trị, lý tưởng, đạo đức, lối sống có dấu hiệu nghiêm trọng trong không ít cán bộ, đảng viên có chức quyền.

Đời người sống chỉ có 1 một lần. Không những thế, nhân sinh bách tuế vi kỳ, trăm năm là hạn, đời người sống được trăm năm là kiệt cùng. Cuộc sống vì có hạn nên càng quý giá. Quý giá nên con người sống luôn có 3 điều ước ao: Một là khỏe mạnh, sống lâu, hai là sống đầy đủ, sung túc về mặt vật chất, ba là được sống trong danh dự, trong sự mãn nguyện về tinh thần, tức là được hưởng sự vui vẻ, yêu thương, mến mộ và kính trọng của họ hàng gia tộc, bạn bè và cộng đồng.

Trong 3 điều ấy thì điều thứ 3 xem ra là quan trọng nhất. Quan trọng vì đó là cái yếu tố nói nên cái giá trị làm người. Cho nên, dẫu gia sản có đến ba dẫy bảy tòa thì khi chết cũng có mang đi được đâu! Thêm nữa, tiền bạc mất đi có thể kiếm lại được, còn danh dự một khi đã mất đi thì coi như mất hết, chỉ còn là những ô danh để người đời mai mỉa.                             

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội Sùng A Lềnh: Chính sách với đồng bào nên “cho vay” chứ không “cho không”

Đại biểu Quốc hội Sùng A Lềnh: Chính sách với đồng bào nên “cho vay” chứ không “cho không”

Dự phiên thảo luận ở tổ trong ngày 25/5 về đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đã chỉ rõ một số bất cập, khó khăn khi triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là tại khu vực đặc thù vùng cao, miền núi.

Bát Xát: Hơn 120 đại biểu được tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bát Xát: Hơn 120 đại biểu được tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 25/5, Huyện ủy Bát Xát phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức Hội nghị tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch năm 2023 và quán triệt Nghị quyết số 36-NQ/TU ngày 27/1/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai.

Quốc hội thảo luận tại tổ về báo cáo kinh tế-xã hội

Quốc hội thảo luận tại tổ về báo cáo kinh tế-xã hội

Sáng 25/5, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận tại tổ về báo cáo kinh tế-xã hội, trước khi nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và thảo luận về dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) trong phiên họp tại hội trường vào buổi chiều.

Tiếp tục chính sách giảm thuế giá trị gia tăng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Tiếp tục chính sách giảm thuế giá trị gia tăng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) 2% theo Nghị quyết của Quốc hội như đề nghị của Chính phủ nhằm mục đích tiếp tục hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi và phát triển, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế đang có dấu hiệu suy giảm và sản xuất, kinh doanh hiện gặp nhiều khó khăn.

Lan tỏa các mô hình học và làm theo Bác

Lan tỏa các mô hình học và làm theo Bác

Sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, thành phố Lào Cai đã và đang duy trì, nhân rộng nhiều mô hình học tập, làm theo gương Bác, góp phần lan tỏa những cách làm hay, sáng tạo và nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ chính trị của thành phố.

Chủ tịch hội phụ nữ nhiệt tình, trách nhiệm

Chủ tịch hội phụ nữ nhiệt tình, trách nhiệm

Nhiệt tình, trách nhiệm với công việc, gương mẫu đi đầu trong các phong trào của địa phương, quan tâm chăm lo đời sống hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn - đó là những đức tính nổi bật của chị Nông Thị Nghì - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Bản Lầu (huyện Mường Khương).

fb yt zl tw