Cá nhân làm từ thiện khi bão lũ phải tuân thủ quy định nào?

Bão Yagi để lại nhiều thiệt hại, muốn kêu gọi, vận động người thân, bạn bè, đồng nghiệp... quyên góp tiền, hiện vật để hỗ trợ cho người dân vùng bão lũ thì phải tuân thủ quy định nào?

Luật sư tư vấn

Cá nhân muốn tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn tại vùng bị bão lũ phải tuân thủ quy định tại Nghị định số 93/2021/NĐ-CP (Nghị định số 93). Cụ thể như sau:

1. Vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện

Thứ nhất, khi vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ người dân gặp khó khăn tại vùng bị bão lũ thì cá nhân có trách nhiệm thông báo trên các phương tiện thông tin truyền thông về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận (đối với tiền), địa điểm tiếp nhận (đối với hiện vật), thời gian cam kết phân phối và gửi bằng văn bản đến UBND cấp xã nơi cư trú theo mẫu Thông báo.

Thứ hai, cá nhân mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện, bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận; có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức, cá nhân đóng góp yêu cầu.

Cá nhân không được tiếp nhận thêm các khoản đóng góp tự nguyện sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận đã cam kết và có trách nhiệm thông báo đến nơi mở tài khoản về việc dừng tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện.

2. Phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện

Thứ nhất, cá nhân có trách nhiệm thông báo với UBND nơi tiếp nhận hỗ trợ (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã theo phân cấp; trường hợp cần thiết, liên hệ UBND cấp tỉnh hướng dẫn cụ thể) để phối hợp xác định phạm vi, đối tượng, mức, thời gian hỗ trợ và thực hiện phân phối, sử dụng theo đúng cam kết, kể cả đối với những khoản đóng góp có điều kiện, địa chỉ cụ thể (nếu có).

Thứ hai, chậm nhất trong 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo, UBND nơi tiếp nhận hỗ trợ chủ trì, phối hợp với Ban vận động cùng cấp (nếu có) hướng dẫn cá nhân về phạm vi, đối tượng, mức hỗ trợ, thời gian thực hiện phân phối nguồn đóng góp tự nguyện và tạo điều kiện, đảm bảo an toàn cho hoạt động hỗ trợ; cử lực lượng phối hợp tham gia phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khi cần thiết hoặc theo đề nghị của cá nhân.

Thứ ba, khuyến khích cá nhân chi từ nguồn đóng góp tự nguyện theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 93, trừ trường hợp thực hiện theo cam kết với tổ chức, cá nhân đóng góp.

Thứ tư, cá nhân vận động có trách nhiệm thống nhất với tổ chức, cá nhân đóng góp để có phương án phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện còn dư hoặc chuyển cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp để thực hiện các chính sách an sinh xã hội bảo đảm phù hợp với mục tiêu đã cam kết với tổ chức, cá nhân đóng góp. Việc tiếp tục phân phối, sử dụng để khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố trong nước được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 93.

3. Quản lý tài chính, công khai nguồn đóng góp tự nguyện

Thứ nhất, chi phí cho hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện do cá nhân đứng ra vận động tự chi trả. Trường hợp được các tổ chức, cá nhân đóng góp đồng ý thì cá nhân được chi từ nguồn đóng góp tự nguyện, nhưng phải tổng hợp và công khai khoản chi phí này.

Thứ hai, các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng để khắc phục hậu quả bão lũ không tổng hợp vào ngân sách nhà nước. Trường hợp hỗ trợ sửa chữa, xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu, mua sắm trang thiết bị, các tổ chức, cơ quan, đơn vị tiếp nhận, phân phối, sử dụng thực hiện quản lý tài chính theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 93; trường hợp hỗ trợ tài sản cụ thể là công trình hạ tầng thiết yếu, trang thiết bị từ nguồn đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng để hỗ trợ các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thì thực hiện tiếp nhận, xác định giá trị và quản lý tài sản theo quy định tại khoản 7 Điều 13 Nghị định số 93.

Thứ ba, các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng để khắc phục hậu quả do bão lũ phải đảm bảo tính công khai, minh bạch. Cá nhân có trách nhiệm mở sổ ghi chép đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện theo đối tượng, địa bàn được hỗ trợ, bao gồm những khoản tiếp nhận có điều kiện, địa chỉ cụ thể (nếu có), thực hiện công khai theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 93 trên các phương tiện truyền thông và gửi kết quả bằng văn bản tới UBND cấp xã nơi cư trú để niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan trong 30 ngày. Về thời điểm công khai thực hiện được quy định như sau:

- Công khai văn bản về việc tổ chức kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện ngay sau khi ban hành.

- Công khai thời gian, địa điểm, cách thức tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện trước từ 1 đến 3 ngày bắt đầu tổ chức thực hiện.

- Công khai kết quả vận động, tiếp nhận và phân phối nguồn đóng góp tự nguyện: công khai tổng số tiền, hiện vật đã vận động, tiếp nhận chậm nhất sau 15 ngày kể từ khi kết thúc thời gian tiếp nhận; công khai tổng số tiền, hiện vật đã phân phối, sử dụng chậm nhất sau 30 ngày kể từ khi kết thúc thời gian phân phối, sử dụng;

- Công khai đối tượng hỗ trợ, chính sách hỗ trợ và mức hỗ trợ ngay từ khi bắt đầu thực hiện hỗ trợ, phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện.

Thứ tư, cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do bão lũ có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của các cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Luật sư Phạm Thanh HữuĐoàn luật sư TP HCM

Theo vnexpress.net

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sau ngập lũ, người dân cần gì?

Sau ngập lũ, người dân cần gì?

Mưa lũ vẫn hoành hành ở miền Bắc, điều người dân cần nhất lúc này là sự an toàn. Vài ngày nữa, lũ rút, họ sẽ đối diện với hiện thực mất mát, tan hoang, có nhiều thứ rất cần thiết mà chính họ trong lúc này hay những đoàn cứu trợ cũng không nghĩ tới.

Xu hướng trang trí background chụp ảnh trung thu

Xu hướng trang trí background chụp ảnh trung thu

Trong không khí rộn ràng, đầm ấm của tết đoàn viên, nhiều cửa hàng, quán cà phê trên địa bàn thành phố đã nhanh chóng bắt xu hướng, lựa chọn trang trí background (phông nền) theo chủ đề Trung thu phục vụ khách hàng lưu lại những bức hình đẹp. Đây được coi là một hình thức vừa làm mới không gian cửa hàng vừa thu hút khách hàng.

Ẩn họa từ ẩm thực tự chế trên mạng

Ẩn họa từ ẩm thực tự chế trên mạng

Thời gian gần đây, việc sáng tạo ra những món ăn lạ rồi đăng tải lên các nền tảng mạng xã hội đang trở thành trào lưu, thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng, nhất là giới trẻ. Song đáng nói là một số người đã lợi dụng cái gọi là sáng tạo đó để làm ra những món ăn theo kiểu... không giống ai, phản khoa học, ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Tính thuế thu nhập cá nhân sao cho phù hợp!

Tính thuế thu nhập cá nhân sao cho phù hợp!

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế được tính trực tiếp trên thu nhập của người lao động, là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ.

Trách nhiệm cung cấp thông tin báo chí?

Trách nhiệm cung cấp thông tin báo chí?

Thời gian qua, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam có nhận được một số câu hỏi từ bạn đọc liên quan đến nội dung: Ai có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí? Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không thực hiện cung cấp thông tin cho báo chí có bị phạt tiền?

fbytzltw