Bộ Y tế khuyến cáo cộng đồng cách phòng bệnh "vi khuẩn ăn thịt người"

Tại Việt Nam, bệnh Whitmore xuất hiện rải rác qua các năm tại một số địa phương và các ca bệnh gần đây nhất được phát hiện tại Đắk Lắk, Thanh Hóa, trong đó đã có trường hợp tử vong.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei.

Vừa qua, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa thông tin về bệnh nhi 15 tuổi mắc bệnh Whitmore (hay còn gọi là bệnh “vi khuẩn ăn thịt người”) ở xã Tiên Trang, huyện Quảng Xương, đã tử vong ngày 19/9 dù đã được tích cực điều trị.

Trên cơ sở đó, ngày 22/9, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo cộng đồng phòng, chống bệnh Whitmore.

Theo Bộ Y tế, bệnh Whitmore (hay tên gọi khác là Melioidosis) là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây ra. Vi khuẩn B. pseudomallei tồn tại tự nhiên trong đất, có thể gây ô nhiễm nguồn nước và lây truyền chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn. Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền vi khuẩn từ người sang người hoặc từ động vật sang người.

Bệnh Whitmore là bệnh ít gặp, không lây lan thành dịch. Bệnh ghi nhận số mắc cao chủ yếu tại Úc và khu vực Đông Nam Á.

Tại Việt Nam, bệnh được phát hiện lần đầu tiên năm 1925 sau đó xuất hiện rải rác qua các năm tại một số địa phương và các ca bệnh gần đây nhất được phát hiện tại Đắk Lắk, Thanh Hóa, trong đó đã có trường hợp tử vong.

Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và có thể tử vong do biến chứng viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Những người có bệnh nền (tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch ...) có nguy cơ cao mắc bệnh.

Bệnh được điều trị bằng cách sử dụng các kháng sinh có nhạy cảm với các chủng B. pseudomallei và các thuốc điều trị các triệu chứng, biến chứng kèm theo, đồng thời chăm sóc, điều dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bệnh.

Hiện chưa có vaccine phòng bệnh Whitmore. Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, vệ sinh diệt khuẩn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn và thực hiện ăn chín uống chín…

Để chủ động phòng bệnh Whitmore, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp như sau:

- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi bị ô nhiễm.

- Sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất, bùn và nước bẩn.

- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng.

- Thực hiện ăn chín, uống chín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết.

- Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

- Những người có bệnh tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các vết thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

- Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.

Theo Vietnamplus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thông tin về đổi giấy phép lái xe mô tô hạng A1 là không chính xác

Thông tin về đổi giấy phép lái xe mô tô hạng A1 là không chính xác

Thông tin về việc người có giấy phép lái xe mô tô hạng A1 không kỳ hạn phải đổi lại giấy phép lái xe bằng vật liệu giấy bìa sang thẻ nhựa (vật liệu PET) trước ngày 31/12/2023 là không chính xác. Người dân cần cẩn trọng trước những tin đồn trên mạng xã hội để tránh việc lãng phí thời gian, công sức vì giấy phép lái xe bằng giấy bìa vẫn có giá trị sử dụng.

Đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong công tác phòng cháy, chữa cháy

Đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong công tác phòng cháy, chữa cháy

“Giặc lửa” có thể xuất hiện mọi lúc, mọi nơi và thường để lại hậu quả vô cùng lớn. Vì thế, phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) là công việc rất quan trọng nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân, góp phần bảo đảm an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

Quan hệ thầy - trò thay đổi: Giáo viên phải tự "chuyển mình"

Quan hệ thầy - trò thay đổi: Giáo viên phải tự "chuyển mình"

Thời gian qua, ngành giáo dục liên tiếp xảy ra nhiều vụ việc đáng buồn, như phụ huynh vào trường đánh giáo viên; học sinh vô lễ, xúc phạm thầy, cô giáo… Trong bối cảnh các mối quan hệ trong nhà trường thay đổi, người thầy cần làm gì để giữ môi trường học đường lành mạnh, không để xảy ra những chuyện đau lòng?

Cẩn trọng sử dụng các sản phẩm diệt muỗi

Cẩn trọng sử dụng các sản phẩm diệt muỗi

Thời tiết giao mùa, nồm ẩm và mưa nhiều là thời điểm thuận lợi để muỗi và các loại côn trùng sinh sản, đặc biệt là muỗi gây bệnh sốt xuất huyết. Do đó, các sản phẩm thuốc diệt muỗi, chống muỗi đang được nhiều người dân tìm mua. Tuy nhiên, chất lượng của những loại thuốc diệt muỗi đang được bán tràn lan trên thị trường, nhất là trên các cửa hàng trực tuyến là vấn đề cần lưu tâm.

fb yt zl tw