Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2023

Chiều 25/12, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị tổng kết công tác tư pháp năm 2023, đánh giá kết quả công tác giữa nhiệm kỳ và triển khai nhiệm vụ năm 2024, định hướng nhiệm vụ công tác đến hết nhiệm kỳ 2021 – 2026 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 64 điểm cầu.

Các đồng chí: Trần Lưu Quang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đồng chủ trì hội nghị.

Cùng dự hội nghị có lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan.

img-3034-2140-6202.jpg
Quang cảnh điểm cầu Lào Cai.

Tại điểm cầu Lào Cai có đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy, Sở Tư pháp và một số sở, ban, ngành liên quan.

Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, năm 2023, Bộ Tư pháp được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện 222 nhiệm vụ, đã hoàn thành 78 nhiệm vụ có thời hạn, đang tiếp tục thực hiện 144 nhiệm vụ không có thời hạn, nâng tổng số từ đầu nhiệm kỳ đến nay lên 583 nhiệm vụ, đã hoàn thành 439 nhiệm vụ có thời hạn, không có nhiệm vụ quá hạn chưa hoàn thành.

Công tác phối hợp giữa Bộ Tư pháp với các bộ, ngành, địa phương và giữa các Sở Tư pháp, Cục thi hành án dân sự với các sở, ngành tiếp tục được quan tâm. Trong năm, Bộ Tư pháp đã tiếp nhận, trả lời 327 kiến nghị, đề xuất, đề nghị hướng dẫn nghiệp vụ của các bộ, ngành, địa phương (tổng từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bộ Tư pháp đã tiếp nhận, trả lời 923 kiến nghị, đề xuất, đề nghị); đã tiếp nhận và trả lời 100% phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp gửi qua Cổng Dịch vụ công quốc gia thuộc thẩm quyền giải quyết.

Công tác xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật được thực hiện hiệu quả. Xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 515 văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL); các địa phương đã ban hành 3.763 VBQPPL cấp tỉnh, 2.523 VBQPPL cấp huyện và 1.750 VBQPPL cấp xã. Một số bộ, ngành và địa phương đã ban hành nhiều văn bản như: Bộ Quốc phòng, Đồng Tháp, Quảng Ngãi, Yên Bái, Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Tĩnh…

Cả nước tiếp nhận 90.522 vụ việc hòa giải; tổ chức 436.362 cuộc tuyên truyền pháp luật cho hơn 32.272.992 lượt người; tổ chức 10.936 cuộc thi cho hơn 11.480.199 lượt người dự thi; phát hơn 44 triệu tài liệu tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Đến nay, có 10.596 đơn vị cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (đạt 95.2%).

Công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính, nhất là trong việc xử lý các vụ việc phức tạp, kéo dài, xử lý thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế được lãnh đạo các cấp, ngành liên quan quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Năm 2023, các cơ quan THADS đã thi hành xong 575.667 việc, tăng 36.377 việc (tăng 6,75%) so với cùng kỳ năm 2022; đạt tỉ lệ 83,24% (tăng 0,74%) so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn 0,74% so với chỉ tiêu được giao. Về tiền, đã thi hành xong hơn 89.505 tỷ đồng, tăng 14.264 tỷ đồng (tăng 18,96%) so với cùng kỳ năm 2022; đạt tỉ lệ 46,44% (tăng 1,03%) so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn 0,94% so với chỉ tiêu được giao. Thực hiện, 38.371 vụ việc trợ giúp pháp lý, đã kết thúc 33.013 vụ việc trợ giúp pháp lý cho 33.013 lượt người (tăng 19% so với với năm 2022)…

Năm 2024 và định hướng hết nhiệm kỳ 2021 – 2026, ngành tư pháp đề ra các phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện tốt công tác tư pháp, như: tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, đổi mới mạnh mẽ tư duy, lề lối làm việc, hành động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, đưa công tác tư pháp ngày càng phát triển bền vững; tiếp tục xây dựng, ban hành và tổ chức kịp thời các chương trình, kế hoạch công tác để cụ thể hóa nhiệm vụ nhằm đảm bảo tính khả thi, bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong chỉ đạo, điều hành công tác tư pháp, pháp chế, thi hành án dân sự. Ngoài ra, chú trọng công tác kiện toàn tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp, các cơ quan tư pháp các cấp theo hướng tinh gọn, hiệu quả; phát huy hiệu quả các công cụ quản lý, kiểm tra, thanh tra…

img-3046-1559-9398.jpg
img-3044-383-725.jpg
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Tại tỉnh Lào Cai, năm 2023 cơ quan tư pháp, đã tích cực, chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tư pháp; tổ chức thực hiện có hiệu quả trên các lĩnh vực tư pháp, trong đó tập trung xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm của ngành tư pháp mà Bộ Tư pháp đã đề ra trong năm 2023. Kết quả, trong năm đã thẩm định 37 dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh, 44 dự thảo quyết định của UBND tỉnh; hoạt động bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp tiếp tục đổi mới và có chuyển biến tích cực, số hồ sơ lý lịch tư pháp năm 2023 đã lập là 3.204 hồ sơ, tăng 391% so với năm 2022; hoạt động trợ giúp pháp lý, quản lý nhà nước về công chứng, luật sư, đấu giá tài sản đạt kết quả tốt…

Tại hội nghị, đại diện một số bộ, ngành, địa phương thảo luận, đóng góp ý kiến về công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực tư pháp; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cải cách hành chính và kiện toàn tổ chức, bộ máy cơ quan tư pháp địa phương; giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong thời gian tới...

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chúc mừng và biểu dương những kết quả tích cực mà ngành tư pháp đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, đề nghị trong thời gian tới, ngành tư pháp tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật kịp thời và có chất lượng; sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đề nghị các dự án, dự thảo trình Chính phủ phải kịp thời hơn nữa; nâng cao chất lượng thi hành pháp luật, đưa pháp luật gần với cuộc sống bằng các biện pháp tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật; chú trọng công tác xây dựng ngành, xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh; tích cực, chủ động phòng ngừa và tăng cường năng lực giải quyết tranh chấp, khiếu nại trong hoạt động đầu tư quốc tế…

Tại hội nghị đã biểu dương, khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Armenia

Theo đặc phái viên TTXVN, vào 21h ngày 1/4 giờ địa phương (0h ngày 2/4 giờ Hà Nội), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Yerevan, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ

Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu, cùng đoàn đại biểu cấp cao của Bỉ kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973.

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

fb yt zl tw