Bộ trưởng GD&ĐT: Xét tuyển đại học sớm "rất tai hại"

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, việc xét tuyển đại học sớm tác động tiêu cực đến giáo dục phổ thông, thí sinh đỗ sẽ không học nữa, rất tai hại.

Nội dung trên được Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ tại Hội nghị Giáo dục đại học năm 2024 do Bộ GD&ĐT tổ chức sáng 9/8.

Bộ trưởng GD&ĐT lưu ý các trường đại học nâng cao tinh thần tự chủ nhưng cũng cần có trách nhiệm hơn với giáo dục phổ thông. “Việc xét tuyển sớm có tác động tiêu cực với giáo dục phổ thông ở những giai đoạn cuối cùng của cấp học này. Do đó, thời gian tới cần xem xét bởi các học sinh khi đủ điều kiện trúng tuyển đại học theo phương thức xét tuyển sớm sẽ không học nữa. Điều đó rất tai hại", Bộ trưởng nói.

Các trường chỉ muốn yên tâm về số thí sinh sẽ vào trường mình, số còn lại để tuyển sinh sẽ rất ít, do đó điểm chuẩn rất cao, tạo ra sự bất công bằng trong cơ hội được vào các trường đại học top. Bộ GD&ĐT sẽ cân nhắc để đưa vào trong định hướng công tác tuyển sinh đại học của năm sau.

Bộ trưởng GD&ĐT lo ngại việc các trường đại học xét tuyển sớm, 'rất tai hại'. (Ảnh minh hoạ)

Bộ trưởng GD&ĐT lo ngại việc các trường đại học xét tuyển sớm, "rất tai hại". (Ảnh minh hoạ)

Bộ trưởng nhấn mạnh các trường tự chủ cao trong tuyển sinh không có nghĩa thích làm gì thì làm. Việc tự chủ phải trong khuôn khổ các quy định. Vì vậy, thời gian tới, có thể Bộ Giáo dục và Đào tạo phải siết các quy định để điều tiết.

"Nguồn tuyển hiện dồi dào, các trường uy tín không phải lo lắng, không nên chen lấn xô đẩy", ông Sơn nói về việc các trường dùng quá nhiều phương thức xét sớm.

Tại hội nghị, PGS.TS Trần Thiên Phúc, Phó hiệu trưởng trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM, kiến nghị xem xét bỏ phương thức tuyển sinh sớm/xét tuyển sớm.

“Thời điểm đó, các học sinh vẫn chưa hoàn thành chương trình đào tạo THPT. Chưa kể, một số tư vấn viên khi tư vấn tuyển sinh đã đề nghị hoặc yêu cầu các học sinh phải đăng ký các nguyện vọng xét tuyển sớm lên đầu. Việc này là không đúng nhưng họ đã âm thầm làm. Tôi cho rằng như vậy sẽ thiếu sự công bằng, làm mất cơ hội của thí sinh”, ông Phúc nói.

Ông Phúc cũng cho rằng, việc đưa ra nhiều phương thức xét tuyển rồi chia phần trăm khác nhau cho từng phương thức là không có cơ sở, gây mất công bằng cho thí sinh xét tuyển ở các phương thức khác nhau.

Năm 2023 có 214/322 trường tổ chức xét tuyển sớm. Số thí sinh trúng tuyển theo diện này là hơn 375.500 em, trong đó 147.400 em đặt làm nguyện vọng 1 (gần 40%). Trong các phương thức xét tuyển sớm, nhiều trường xét bằng học bạ từ tháng 1, sử dụng điểm học bạ của 3 hoặc 5 học kỳ, không bao gồm kỳ II lớp 12. Một số trường công bố điểm chuẩn ngay trong tháng 3.

Theo vtcnews.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao kiến thức pháp luật cho học sinh

Nâng cao kiến thức pháp luật cho học sinh

Ngày 6/9, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thành phố Lào Cai phối hợp với Công an thành phố tổ chức hoạt động trải nghiệm tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông - an ninh mạng - bạo lực học đường - kỹ năng thực hành xã hội - rèn luyện bản thân.

Giải “bài toán” thiếu giáo viên

Giải “bài toán” thiếu giáo viên

Năm học 2024 - 2025 đã bắt đầu, ngoài việc chuẩn bị trang - thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, ngành giáo dục và đào tạo Lào Cai đang triển khai nhiều giải pháp đảm bảo nguồn nhân lực năm học mới.

Thành phố Lào Cai sáp nhập một số trường học trên địa bàn

Thành phố Lào Cai sáp nhập một số trường học trên địa bàn

Việc thực hiện sáp nhập đảm bảo phù hợp với chủ trương quy hoạch mạng lưới trường lớp và Đề án điều chỉnh quy hoạch địa giới hành chính của thành phố, giúp tinh gọn bộ máy, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực hiện có, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Sẵn sàng đội ngũ giáo viên đáp ứng Chương trình mới

Sẵn sàng đội ngũ giáo viên đáp ứng Chương trình mới

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến tháng 4/2024, cả nước còn thiếu 113.491 giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông. Cơ cấu đội ngũ nhà giáo còn mất cân đối giữa các môn giảng dạy trong cùng một cấp học và giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau.

fbytzltw