Bộ GD-ĐT: Tăng cường giám sát của phụ huynh, xã hội với dạy thêm sau Thông tư 29

Bộ GD-ĐT vừa thông tin việc triển khai thực hiện Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm.

Bộ GD-ĐT cho biết, sau khi ban hành Thông tư 29, Bộ đã tham mưu Thủ tướng ban hành Công điện tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm. Theo đó, công điện yêu cầu Bộ GD-ĐT, UBND các tỉnh, thành phố triển khai nhiều giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động dạy thêm, học thêm.

Bộ GD-ĐT cũng đã ban hành công văn về việc tăng cường chỉ đạo đối với giáo dục phổ thông, trong đó đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở GD-ĐT thực hiện đúng quy định về quản lý dạy thêm, học thêm.

Về trách nhiệm triển khai Thông tư 29, Bộ GD-ĐT cho hay, Bộ sẽ tiếp tục nắm bắt tình hình từ các địa phương để có các văn bản đôn đốc, chỉ đạo tiếp theo, qua đó, giúp các Sở GD-ĐT có căn cứ tham mưu và chỉ đạo thực hiện tại địa phương.

Bộ GD-ĐT cho hay, trách nhiệm của các Sở GD-ĐT là kịp thời nắm bắt tình hình từ các nhà trường, giáo viên để hướng dẫn hoặc phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện có hướng dẫn phù hợp với đặc thù địa phương.

Bên cạnh đó, phụ huynh và xã hội cần đồng hành với nhà trường để thực hiện việc giáo dục, đảm bảo kết hợp hài hòa cả ba yếu tố trong giáo dục (nhà trường, gia đình và xã hội); tham gia giám sát việc thực hiện Thông tư 29.

3.jpg
(Ảnh minh họa)

Bộ GD-ĐT cũng nêu ra một số giải pháp khác để quản lý hiệu quả việc dạy thêm, học thêm.

Thứ nhất, giải pháp hành chính đó là ban hành các quy định cụ thể để quản lý việc dạy thêm, học thêm.

Thứ hai, giải pháp chuyên môn, đó là nâng cao năng lực, phương pháp giảng dạy của giáo viên, trách nhiệm của nhà giáo; phát huy năng lực tự học của học sinh; đổi mới công tác kiểm tra đánh giá (kiểm tra, đánh giá, thi tuyển sinh phải phù hợp với nội dung, yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; không ra đề ngoài nội dung chương trình để đảm bảo học sinh học theo đúng chương trình, không cần học thêm vẫn sẽ vượt qua các kì kiểm tra, tuyển sinh); tăng cường liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục đại học.

Thứ ba, giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất, trường học. Cần có đủ trường học để đảm bảo công bằng về cơ hội tiếp cận giáo dục của học sinh; tăng số trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày.

Thứ tư, giải pháp về tăng cường kiểm tra, giám sát. Cụ thể, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước cả ở trung ương và địa phương việc chấp hành quy định về quản lý dạy thêm, học thêm; tăng cường sự giám sát của các bậc phụ huynh và toàn xã hội đối với hoạt động này.

Thứ năm, giải pháp về truyền thông. Theo đó, tăng cường thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức tự trọng của giáo viên để nói “không” với dạy thêm không đúng với quy định; vận động phụ huynh đồng thuận, ủng hộ các giải pháp quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm nhằm đảm bảo quyền lợi và sự phát triển toàn diện của học sinh.

Bộ GD-ĐT cho hay, để đảm bảo đời sống cho nhà giáo, thời gian qua, Bộ đã có nhiều tham mưu và đang tiếp tục tham mưu về các chính sách cho nhà giáo, trong đó dự án Luật Nhà giáo và nếu được Quốc hội thông qua trong thời gian tới, sẽ mang lại những chính sách đãi ngộ tích cực cho nhà giáo.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội làm việc với Sở Y tế Lào Cai

Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội làm việc với Sở Y tế Lào Cai

Chiều 20/3, Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội do đồng chí Nguyễn Hoàng Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Sở Y tế Lào Cai về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về dân số giai đoạn 2018 - 2024, kết hợp khảo sát việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về y tế cơ sở, y tế dự phòng quy định tại Nghị quyết số 99/2023/QH15.

Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội làm việc tại huyện Bảo Thắng

Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội làm việc tại huyện Bảo Thắng

Sáng 20/3, Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội do đồng chí Nguyễn Hoàng Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND huyện Bảo Thắng về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về dân số giai đoạn 2018 - 2024, kết hợp khảo sát việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về y tế cơ sở, y tế dự phòng quy định tại Nghị quyết số 99/2023/QH15.

Triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Cảng hàng không Sa Pa giai đoạn 2

Bảo Yên: Triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Cảng hàng không Sa Pa giai đoạn 2

Chiều 19/3, tại xã Cam Cọn, UBND huyện Bảo Yên tổ chức hội nghị triển khai công tác giải phóng mặt bằng Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Dự án thành phần 1 giải phóng mặt bằng và tái định cư giai đoạn 1 thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa (giải phóng mặt bằng Cảng hàng không giai đoạn 2).

Các địa phương trong tỉnh không mưa, trưa - chiều trời nắng

Dự báo thời tiết đêm 19 ngày 20/3: Các địa phương trong tỉnh không mưa, trưa - chiều trời nắng

Đêm nay và ngày mai, do chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa ổn định và suy yếu dần kết hợp với trường phân kỳ gió trên cao, nên thời tiết các địa phương trong tỉnh: Mây thay đổi, không mưa, trưa - chiều trời nắng, gió nhẹ. Đêm về sáng trời rét, vùng cao và núi cao trời rét đậm, rét hại.

fb yt zl tw