Bánh chưng cốm của người Thái

Vùng đất Thẳm Dương (Văn Bàn) không chỉ nổi tiếng với giống nếp đệ nhất “nữ hoàng” Khảu Tan Đón, còn có món bánh chưng cốm đang được cấp ủy, chính quyền cùng đồng bào dân tộc Thái nơi đây xây dựng trở thành thương hiệu riêng.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
lúa nếp Khảu Tan Đón.jpg
Lúa nếp đệ nhất nữ hoàng Khảu Tan Đón.

Dọc theo suối Chăn hiền hòa, xã Thẳm Dương được thiên nhiên ưu đãi đất đai màu mỡ. Đây cũng là nơi duy nhất của Văn Bàn trồng được loại nếp Khảu Tan Đón với diện tích gieo cấy khoảng 85ha, thu hoạch vào trung tuần tháng 10 âm lịch hằng năm. Ngoài thành phẩm là gạo nếp, người dân còn chế biến ra cốm Khảu Tan Đón. Đây cũng là nguyên liệu quan trọng để tạo ra loại bánh chưng đặc biệt mang hương vị cốm non.

Là người khởi xướng ra món bánh chưng cốm, chị La Thị Phượng, thôn Bản Bô cho biết: Mình là người con của dân tộc Thái, được cha mẹ truyền dạy mình đã kết hợp giữa gạo nếp với cốm non trộn vào để gói bánh chưng cốm, tạo nên hương vị đặc trưng thơm mùi cốm non”.

Chị em người Thái gói bánh.jpg
Người Thái ở Thẳm Dương gói bánh chưng cốm dịp tết Nguyên đán.

Bánh chưng cốm hấp dẫn nhiều người ngay từ lần ăn thử đầu tiên, bởi hương thơm của cốm non cùng vị bùi bùi từ nhân đỗ, béo ngậy của thịt lợn đen. Cốm khô được trộn với gạo nếp Khảu Tan Đón theo tỉ lệ nhất định để làm lớp vỏ ngoài của bánh có màu xanh bắt mắt.

Chị em người Thái ở Thẳm Dương rất khéo tay, bánh chưng được gói thành hình vuông, bánh dài, bánh gù và buộc chặt để khi luộc thì nước sẽ không vào được bên trong, như vậy bánh mới giữ được hương vị. Sau khi hoàn thành công đoạn gói, bánh chưng cốm sẽ được xếp vào nồi gang phủ bên trên là lớp lá dong đổ nước ngập bánh, rồi đun lửa to liên tục khoảng 6 - 7 tiếng.

Bánh Chưng Cốm có 3 hình dáng.jpg
Bánh chưng cốm được bà con dân tộc Thái gói vuông, dài hoặc gói bánh gù.

Bánh chưng cốm rất dẻo, mềm, bất cứ ai dù lần đầu thưởng thức, cũng không thể quên hương vị đặc biệt của món ăn này. Tới đây, xã Thẳm Dương sẽ tạo điều kiện để bà con dân tộc Thái xây dựng bánh chưng cốm trở thành sản phẩm OCOP của địa phương.

Ông Đỗ Quốc Khánh, Chủ tịch UBND xã Thẳm Dương cho biết: Hiện tại, xã Thẳm Dương đang định hướng xây dựng du lịch sinh thái cộng đồng, sản phẩm bánh chưng cốm sẽ gắn liền với nét văn hoá, quảng bá cho du lịch của Thẳm Dương.

Bánh Chưng Cốm thơm mùi Cốm non.jpg
Vị cốm non hòa quyện cùng vị ngậy, bùi của đỗ xanh và thịt lợn đen.

Xuân mới đã về, không gì vui hơn khi được sum họp, đoàn viên cùng gia đình quây quần bên nồi bánh chưng trên bếp lửa hồng, mừng vui đó tết...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm chuyên đề “Đường lên Điện Biên” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

fb yt zl tw