Bản hùng ca bất tử trên Biển Đông

LCĐT - 35 năm đi qua, sóng biển có thể xóa nhòa mọi dấu vết nhưng không thể xóa được ký ức hùng tráng của các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong trận hải chiến ở vùng biển Gạc Ma ngày 14/3/1988. Sự hy sinh của họ được dựng thành tượng đài bất tử về tình yêu biển, đảo của Tổ quốc.

Những ngày đầu năm, trong chuyến công tác ra Quần đảo Trường Sa, tại khu vực biển, đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, chúng tôi được tham gia một chương trình đặc biệt là Lễ dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ hy sinh trong sự kiện Gạc Ma năm 1988.

Bản hùng ca bất tử trên Biển Đông ảnh 1

Cán bộ, chiến sĩ Vùng 4 Hải quân tổ chức Lễ tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh tại quần đảo Trường Sa.

Trước khi đến khu vực biển, đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, chúng tôi đã được nghe những câu chuyện bi tráng của các chiến sĩ hải quân cách đây 35 năm trong trận hải chiến ở vùng biển Gạc Ma ngày 14/3/1988 để bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc. Đứng trên boong tàu, Thượng tá Phạm Văn Thọ, Phó Chính ủy Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân chỉ tay về phía đảo Cô Lin, chia sẻ: Mỗi độ tháng 3 về, cán bộ, chiến sĩ của Lữ đoàn và thân nhân các liệt sĩ lại đến đây thắp nén hương thơm, dâng cành hoa cúc và thả những con hạc giấy xuống biển để tri ân các Anh hùng liệt sĩ, đồng thời ôn lại trang sử hào hùng về cuộc chiến đấu bảo vệ biển, đảo của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trên vùng biển, đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao…

Mỗi chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đều ghi nhớ câu chuyện 64 chiến sĩ xả thân giữa biển khơi mênh mông vì chủ quyền đất nước. Trong trận chiến này đã xuất hiện những tấm gương ngời sáng của cán bộ, thủy thủ tàu HQ 505, HQ 604, HQ 605 (Lữ đoàn 125); cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 146 và Trung đoàn Công binh 83, Quân chủng Hải quân. Dẫu biết rằng có thể sẽ hy sinh nhưng các anh không hề run sợ, quyết không lùi bước, dũng cảm, ngoan cường, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trong đó có tấm gương anh dũng hy sinh của Anh hùng liệt sĩ, Trung tá Trần Đức Thông, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146; Anh hùng liệt sĩ, Đại úy Vũ Phi Trừ, Thuyền trưởng Tàu HQ 604; Anh hùng liệt sĩ, Thiếu úy Trần Văn Phương, Phó Chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma.

Đặc biệt là Anh hùng, Thiếu tá Vũ Huy Lễ, Thuyền trưởng Tàu HQ 505, trước tình thế bị địch chiếm đảo đã bình tĩnh, mưu trí chỉ huy cán bộ, chiến sĩ vừa chiến đấu vừa nhanh chóng lao tàu lên bãi ngầm Cô Lin để con tàu trở thành pháo đài và cột mốc chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước…

Bản hùng ca bất tử trên Biển Đông ảnh 2

Câu nói “Không được lùi bước. Phải để cho máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc và truyền thống vinh quang của Quân chủng” của Anh hùng liệt sĩ, Thiếu úy Trần Văn Phương - Phó Chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma lúc ấy đã trở thành lời hiệu triệu, thúc giục biết bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ hải quân nắm chắc tay súng, bảo vệ từng tấc đất, biển, đảo của quê hương.

“Là người lính đảo, tôi đã trải qua và thấu hiểu được sự vất vả, gian nan trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc nơi đầu sóng ngọn gió. Sự hy sinh của 64 đồng chí trong sự kiện Gạc Ma đã khiến những lớp lính đảo sau này như chúng tôi càng thêm trân quý, đồng thời cũng là động lực để chúng tôi phấn đấu, quyết tâm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc…”

                                                                                   Đại úy Bùi Quỳnh Lâm, Chỉ huy trưởng đảo Len Đao

Giữa biển trời mùa xuân Trường Sa mênh mang, vang lên 4 câu thơ khiến chúng tôi xúc động và cảm phục sự hy sinh to lớn của các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam:

“Hương trầm quyện gió tỏa quanh

Vòng hoa Đất Mẹ dệt thành huân chương

Sống không mưu lợi tầm thường

Hồn thiêng thanh thản ở nơi vĩnh hằng”.

Đã 35 năm kể từ sự kiện Gạc Ma 1988, nhưng ngày giỗ của các anh vẫn luôn được gia đình, bạn bè, đồng đội và Nhân dân tổ chức. Đặc biệt, tháng 3/2017, Đảng và Nhà nước đã cho xây dựng Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, tại bờ biển Bãi Dài, thuộc xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Khu tưởng niệm có bia thờ khắc tên 64 liệt sĩ - “Những người nằm lại phía chân trời” sau sự kiện Gạc Ma ngày 14/3/1988 đã trở thành địa chỉ tâm linh để thân nhân gia đình liệt sĩ và Nhân dân cả nước đến viếng thăm, ngưỡng vọng.

Bản hùng ca bất tử trên Biển Đông ảnh 3

Trường Sa luôn là một phần máu thịt thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam. Mỗi rạn san hô, từng hạt cát, nhành cây, ngọn cỏ nơi đây đều thấm đẫm bao mồ hôi, xương máu của các thế hệ người con đất Việt.

35 năm đã trôi qua, lịch sử đã sang một trang mới, nhưng lịch sử cũng luôn khắc ghi những phút bi hùng không thể nào quên. Sự kiên cường, hy sinh của 64 chiến sĩ hải quân mãi mãi là bản hùng ca bất tử. Bản hùng ca ấy đang được thế hệ những người lính Trường Sa tiếp bước, tuổi trẻ cả nước noi gương, được Nhân dân trên mọi miền Tổ quốc đời đời ghi nhớ.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Trong khuôn khổ Chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8, sáng 11/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Lào Cai, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Trung Quốc do Thượng tướng Đổng Quân, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) là dịp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ôn lại lịch sử, tưởng nhớ, tri ân sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sĩ, cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân cả nước; biết ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế; đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, đúc rút những bài học, kinh nghiệm quý từ thắng lợi vĩ đại này, vận dụng vào sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 10/4/1954, ta tiếp tục củng cố và phát triển trận địa tiến công

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 10/4/1954, ta tiếp tục củng cố và phát triển trận địa tiến công

Thực hiện chủ trương tác chiến sắp tới do Đảng ủy và Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ đề ra: "Tiếp tục củng cố và phát triển trận địa tiến công và bao vây sát gần địch hơn nữa, đánh chiếm thêm một số vị trí quan trọng nhằm từng bước thắt chặt thêm vòng vây.

Những dấu ấn nổi bật

Công tác đối ngoại biên phòng Lào Cai: Những dấu ấn nổi bật

Xác định công tác đối ngoại biên phòng là một biện pháp quan trọng trong công tác biên phòng, trực tiếp tạo môi trường, điều kiện thuận lợi, góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, Bộ đội Biên phòng Lào Cai đã chủ động triển khai thực hiện nhiều mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả, tạo được dấu ấn nổi bật.

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong kiểm tra công tác chuẩn bị Chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong kiểm tra công tác chuẩn bị Chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Chiều 8/4, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị Chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8 tại tỉnh Lào Cai.

Tạo "thế" và "thời" trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tạo "thế" và "thời" trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sau 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bị thất bại liên tiếp và ngày càng lâm vào thế bị động về chiến lược, vùng chiếm đóng bị thu hẹp. Nhưng với bản chất hiếu chiến, ngoan cố và được sự giúp sức của Mỹ, thực dân Pháp đã đẩy mạnh quy mô và cường độ của cuộc chiến tranh xâm lược bằng Kế hoạch Navarre với hy vọng “chuyển bại thành thắng” trong vòng 18 tháng.

Thành phố Lào Cai tổ chức thăm, động viên chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2024

Thành phố Lào Cai tổ chức thăm, động viên chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2024

Ngày 6/4, Đoàn công tác của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự thành phố Lào Cai do Trung tá Chu Quang Học, Chính trị viên phó Ban Chỉ huy Quân sự thành phố làm trưởng đoàn đã đi thăm, động viên chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2024 tại Trung đoàn 254 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) và Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh).

Phát huy truyền thống, xây dựng lực lượng vũ trang ngày càng vững mạnh

Kỷ niệm 76 năm ngày truyền thống LLVT tỉnh Lào Cai (2/4/1948 - 2/4/2024): Phát huy truyền thống, xây dựng lực lượng vũ trang ngày càng vững mạnh

Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, trong những năm qua, lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể và cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện vững chắc.

Nghệ thuật bảo đảm hậu cần cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nghệ thuật bảo đảm hậu cần cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Điện Biên Phủ là chiến dịch lớn, diễn ra trong thời gian dài. Do đó, công tác bảo đảm hậu cần phục vụ chiến trường là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt. Tháng 7/1953, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập Hội đồng cung cấp mặt trận Trung ương với nhiệm vụ chỉ đạo các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương huy động sức người, sức của bảo đảm hậu cần cho chiến trường.

fb yt zl tw