Sa Pa phát triển sản phẩm OCOP theo hướng bền vững

LCĐT - Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay, thị xã Sa Pa đã có 32 sản phẩm đạt sản phẩm OCOP và các sản phẩm đã từng bước tạo thương hiệu sản phẩm, định danh nông -  thủy sản, xây dựng chuỗi giá trị hướng đến nông nghiệp, dịch vụ bền vững.

Giới thiệu sản phẩm OCOP của Công ty TNHH Một thành viên Traphaco Sapa.
Giới thiệu sản phẩm OCOP của Công ty TNHH Một thành viên Traphaco Sapa.

Công ty TNHH Một thành viên Traphaco Sapa (Traphaco Sa Pa) hiện là đơn vị dẫn đầu của thị xã, thậm chí của tỉnh với 10 sản phẩm OCOP đạt 3, 4 sao cấp tỉnh và 2 sản phẩm tiềm năng đang hoàn thiện hồ sơ đánh giá cấp Trung ương (trà phun sương atiso Sa Pa, cao mềm atiso). Ông Đỗ Tiến Sỹ, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Traphaco Sapa cho biết: Ban đầu, công ty thực hiện mở rộng vùng trồng cây dược liệu, đảm bảo nguồn nguyên liệu an toàn cho sự phát triển những sản phẩm thuốc Boganic từ cây atiso Sa Pa, thuốc Ampelop từ cây chè dây. Để tạo sự phát triển mới và có thêm nhiều sản phẩm phục vụ chăm sóc sức khỏe con người từ thảo dược, Traphaco Sa Pa đã tích cực đồng hành với người dân trong bảo tồn nguồn giống, mở rộng diện tích trồng, phát triển các sản phẩm OCOP.

Công ty TNHH Một thành viên Traphaco Sapa liên kết với người dân thị xã Sa Pa mở rộng diện tích trồng cây atiso.

Công ty TNHH Một thành viên Traphaco Sapa liên kết với người dân thị xã Sa Pa mở rộng diện tích trồng cây atiso.

Đến nay, Traphaco Sapa đã có 10 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt từ 3 sao trở lên. Đây đều là những sản phẩm được phát triển từ tri thức bản địa của đồng bào dân tộc thiểu số về cây dược liệu. Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP đã khẳng định vị thế, được thị trường đón nhận. “Mục tiêu của Traphaco Sa Pa là tiếp tục đổi mới, sáng tạo, có thêm các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, làm đẹp của người dân” - ông Đỗ Tiến Sỹ nói.

Còn Hợp tác xã chế biến thủy sản, cá hồi, cá tầm Thức Mai trước đây chỉ tập trung nuôi cá tầm, cá hồi thương phẩm cung cấp cho các quán ăn, nhà hàng. Nhưng sau khi đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị hiện đại phục vụ chế biến, mở rộng liên kết tiêu thụ sản phẩm cho người nuôi cá và đã được chính quyền xã, đơn vị chức năng của thị xã hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ đánh giá sản phẩm theo tiêu chí sản phẩm OCOP. Hiện tại, các sản phẩm ruốc cá hồi, xúc xích cá hồi, chả cá hồi, giò cá hồi cá hồi phi lê, cá hồi cắt khúc, cá hồi hun khói,... được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến.

Trại nuôi cá của Hợp tác xã chế biến thủy sản, cá hồi, cá tầm Thức Mai.
Trại nuôi cá của Hợp tác xã chế biến thủy sản, cá hồi, cá tầm Thức Mai.

Bà Trần Thị Lan Hương, Phó Trưởng Phòng Kinh tế thị xã Sa Pa cho biết: Để triển khai thực hiện Chương trình OCOP đạt hiệu quả, đơn vị phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị, hợp tác xã, hộ gia đình, cơ sở sản xuất tiến hành xây dựng sản phẩm OCOP, đặc biệt có lựa chọn sản phẩm để “nuôi dưỡng” theo các tiêu chí của chương trình. Vì vậy, các sản phẩm được đề nghị công nhận đều là sản phẩm đặc trưng tiêu biểu, chứa đựng nét văn hóa, tiềm năng thế mạnh của từng địa phương, cơ sở, đơn vị. Các sản phẩm của thị xã đề nghị đều được công nhận đạt sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh trở lên và khẳng định thương hiệu, được tiêu thụ rộng rãi trên cả nước.

Đến nay, trên địa bàn thị xã có 32 sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh với các nhóm ngành: Thực phẩm; thảo dược; đồ uống; vải và may mặc; thủ công mỹ nghệ, trang trí; dịch vụ du lịch - truyền thống. Trong đó, 8 sản phẩm đạt chứng nhận 4 sao và 24 sản phẩm đạt chứng nhận 3 sao của 8 tổ chức kinh tế. Trong 32 sản phẩm được chứng nhận có 2 sản phẩm tiềm năng nâng hạng 5 sao (sản phẩm cao mềm atiso Sa Pa và trà phun sương atiso Sa Pa của Công ty TNHH Một thành viên Traphaco Sapa) hiện đang trình đánh giá cấp Trung ương.

Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Một thành viên Traphaco Sapa.
Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Một thành viên Traphaco Sapa.

Mới đây, thị xã Sa Pa đã tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện đối với 8 sản phẩm của 3 tổ chức kinh tế tham gia đợt 1 năm 2022, trong đó 2 sản phẩm được xếp hạng 4 sao và 6 sản phẩm được xếp hạng 3 sao. Hội đồng thẩm định, đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh đã thực hiện thẩm định lần 1, hiện Phòng Kinh tế thị xã Sa Pa đang hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức kinh tế hoàn thiện hồ sơ để tham gia, đánh giá cấp tỉnh lần 2.

Bà Trần Thị Lan Hương cho biết thêm: Việc tổ chức thẩm định, đánh giá các sản phẩm được thị xã Sa Pa thực hiện chặt chẽ, khách quan, đúng quy định, không chạy theo số lượng, thành tích; các sản phẩm đề xuất đạt chứng nhận OCOP phải thực sự là tiềm năng, thế mạnh, đặc sản của địa phương. Cũng trong tháng 7/2022, đơn vị đã tham mưu cho UBND thị xã Sa Pa ban hành văn bản đề nghị đánh giá lại đối với các sản phẩm đã đạt chứng nhận sản phẩm OCOP từ năm 2019 thị xã Sa Pa. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, có 2 sản phẩm (rượu thóc Thanh Kim và rượu gạo Thanh Kim của Hợp tác xã sản xuất, chưng cất rượu truyền thống Thanh Kim được đánh giá 3 sao) không tham gia đánh giá lại theo quy định (hoạt động của cơ sở cầm chừng, không có sự tăng trưởng so với các năm trước).

Thị xã Sa Pa đã có 32 sản phẩm đạt sản phẩm OCOP.
Thị xã Sa Pa đã có 32 sản phẩm đạt sản phẩm OCOP.

Để thúc đẩy, khuyến khích các chủ thể tham gia Chương trình OCOP và nâng tầm sản phẩm OCOP, thị xã cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia sản xuất an toàn, chất lượng theo hướng hữu cơ, chú trọng bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa; tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ...                      

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường phòng, chống bệnh dại

Tăng cường phòng, chống bệnh dại

Trước diễn biến số người tử vong do bệnh dại và số người phải điều trị dự phòng bệnh dại trên cả nước đang tăng, các ngành chức năng, chính quyền địa phương và hộ chăn nuôi trong tỉnh đang tăng cường các biện pháp chủ động phòng, chống bệnh dại.

Cần thêm nguồn lực đầu tư cho vùng “lõi nghèo”

Cần thêm nguồn lực đầu tư cho vùng “lõi nghèo”

Gần 3 năm qua, việc phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả. Năm 2023, tỷ lệ giảm nghèo bình quân của 10 xã đạt 10,41%, vượt mục tiêu kế hoạch năm. Tuy nhiên, để các xã thực sự thoát khỏi vùng “lõi nghèo”, cần có thêm nhiều giải pháp nhằm tập trung nguồn lực để đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm… giúp người dân tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.

Giảm nghèo ở “lõi nghèo”

Giảm nghèo ở “lõi nghèo”

Mặc dù xuất hiện nhiều yếu tố bất lợi đối với phát triển kinh tế - xã hội, đời sống dân sinh nhưng tỷ lệ giảm nghèo tại 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao theo Nghị quyết số 20 ngày 24/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy vẫn đạt và vượt kế hoạch.

Bắc Hà: Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc lê VH6 theo hướng công nghệ cao

Bắc Hà: Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc lê VH6 theo hướng công nghệ cao

Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với UBND xã Tả Van Chư (huyện Bắc Hà) tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, đốn tỉa tạo tán cho cây lê VH6 theo hướng công nghệ cao với sự tham gia của 30 hộ dân trồng lê ở thôn Lả Gì Thàng của xã.

Si Ma Cai tổ chức 40 buổi tuyên truyền lưu động về phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân

Si Ma Cai tổ chức 40 buổi tuyên truyền lưu động về phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân

Nâng cao kiến thức pháp luật về Luật Lâm nghiệp cho người dân, từ đầu năm đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện Si Ma Cai đã phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Lâm nghiệp, các văn bản của Nhà nước về công tác bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tới Nhân dân.

Tập trung giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Si Ma Cai: Tập trung giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Năm 2024 có ý nghĩa rất quan trọng, là năm tăng tốc, quyết định đối với việc hoàn thành mục tiêu của các chương trình mục tiêu quốc gia triển khai trên địa bàn huyện Si Ma Cai, giai đoạn 2021 - 2025. Ngay từ đầu năm, huyện đã phân tích những bất cập, hạn chế, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Hơn 50 dự án khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số Lào Cai được hỗ trợ từ mô hình "Vườn ươm doanh nghiệp"

Hơn 50 dự án khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số Lào Cai được hỗ trợ từ mô hình "Vườn ươm doanh nghiệp"

Sáng 18/3, tại Sa Pa, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Tổ chức phi chính phủ Aide et Action (Pháp) tổ chức hội nghị tổng kết, chia sẻ kết quả vận hành Dự án “Vườn ươm doanh nghiệp" hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp.

Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

Triển khai trồng rừng thay thế: Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

Trồng rừng thay thế là chủ trương rất đúng nhằm trồng bù lại diện tích rừng bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, đảm bảo việc thực hiện mục tiêu về môi trường, tỷ lệ che phủ của rừng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh cũng như góp phần thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ về giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050 (net zero).

Nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Lào Cai trưng bày tại Hội Báo toàn quốc 2024

Nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Lào Cai trưng bày tại Hội Báo toàn quốc 2024

Hội Báo toàn quốc 2024 tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh (từ ngày 15 - 17/3) không chỉ là nơi hội tụ của các đơn vị báo chí mà còn có sự góp mặt của 64 gian hàng sản phẩm đạt chuẩn OCOP đến từ 50 tỉnh, thành phố trên cả nước. Lào Cai đã trưng bày hơn 30 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh, thu hút sự quan tâm của nhiều khách tham quan.

fb yt zl tw