Ngăn chặn tình trạng sử dụng điện, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản

LCĐT - Để bảo vệ, bảo tồn, khôi phục các loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế trên các lưu vực sông, suối, hồ chứa trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Văn bản 3814/UBND-NLN về việc "tăng cường, quản lý sử dụng điện, chất độc, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản".

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân sinh sống trong lưu vực sông, suối, hồ chứa, đặc biệt là các hộ dân làm nghề khai thác thủy sản hiểu và thực hiện hành vi khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản đúng quy định của pháp luật. Khuyến khích, huy động các nguồn lực tham gia vào hoạt động tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản thông qua các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống trên địa bàn; đấu tranh, tố giác các hành vi sử dụng điện, chất nổ, chất độc và ngư cụ cấm để khai thác thủy sản. Thống kê, rà soát, lập danh sách các đối tượng khai thác thủy sản bằng phương tiện hủy diệt để vận động, tuyên truyền, giáo dục, quản lý; xử lý nghiêm các trường hợp sản xuất, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển trái phép, sử dụng điện, chất độc, chất nổ, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật.

Ngăn chặn tình trạng sử dụng điện, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản ảnh 1
Thả cá góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản; bảo tồn, quản lý các bãi đẻ tự nhiên để tăng số lượng, đa dạng thành phần các loài thủy sản tại các thủy vực tự nhiên trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác quản lý hoạt động thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

Các sở, ngành, đơn vị liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ, chủ động phối hợp tăng cường tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn việc sử dụng công cụ kích điện, chất nổ, ngư cụ cấm khai thác; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định; tổ chức tuyên truyền về công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo quy định mới của Luật Thủy sản năm 2017, hướng đến nghề cá có trách nhiệm và phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho chủ cơ sở kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm tại huyện Hoài Đức.

Phòng, chống hàng giả, hàng nhái:Đồng bộ nhiều giải pháp, siết chặt kiểm soát thị trường

Với mục tiêu xác lập môi trường thương mại minh bạch, an toàn, đồng thời duy trì cuộc chiến với hàng giả như một nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, lực lượng quản lý thị trường tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát hoạt động nhập lậu, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt trên không gian thương mại điện tử để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Vấn nạn săn bắt, buôn lậu động vật hoang dã đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với hệ sinh thái tự nhiên, tác động tiêu cực lên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Bên cạnh một bộ phận nhỏ vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết, phần lớn đối tượng trong lĩnh vực này đều vì lợi nhuận mà nhắm mắt đưa chân, tham gia vào các đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Khởi tố vụ thí sinh dùng camera cúc áo truyền ra ngoài nhờ cứu trợ môn Văn

Khởi tố vụ thí sinh dùng camera cúc áo truyền ra ngoài nhờ cứu trợ môn Văn

Ngày 27/6, Công an tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước; Chiếm đoạt bí mật nhà nước”, xảy ra sáng 26/6, trong thời gian thi môn Ngữ Văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Hội đồng thi Trường THPT Thăng Long, thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà.

fb yt zl tw