Gắn kết văn hóa truyền thống dân tộc Mông và Hà Nhì với phát triển du lịch

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành quyết định về việc tổ chức xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du tại hai tỉnh Lào Cai và Hà Giang.

Trang phục dân tộc Hà Nhì.

Trang phục dân tộc Hà Nhì.

Mục đích của việc tổ chức xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch tại 2 tỉnh Lào Cai và Hà Giang nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch tại địa phương… Trong đó, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đặt ra yêu cầu cụ thể là phải tổ chức xây dựng được mô hình bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế và phong tục, tập quán dân tộc Mông và Hà Nhì của 2 tỉnh Lào Cai và Hà Giang. Động viên, khích lệ đồng bào dân tộc Mông và Hà Nhì tích cực tham gia vào hoạt động bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống; phát huy vai trò chủ thể của đồng bào trong việc nhân rộng mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống.

Cụ thể, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch giao cho các đơn vị liên quan xây dựng hai mô hình. Trong đó, mô hình thứ nhất là “Bảo tồn, phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống dân tộc Mông tại xã Tả Sử Choóng, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang” sẽ được triển khai vào quý III năm 2022 với sự tham gia của 5 nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng và 65 học viên dân tộc Mông do địa phương đề xuất. Mô hình sẽ tổ chức lớp truyền dạy và hướng dẫn thực hành dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của dân tộc Mông; Hỗ trợ trang thiết bị, nhạc cụ, đạo cụ phục vụ xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống dân tộc Mông; Tổ chức báo cáo kết quả xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống dân tộc Mông xã Tả Sử Choóng, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Bên cạnh đó, tiến hành ghi hình, chụp ảnh, dựng phim tư liệu về quá trình xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống dân tộc Mông xã Tả Sử Choóng, huyện Hoàng Su Phì nhằm phục vụ công tác bảo tồn và tuyên truyền, quảng bá dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của dân tộc Mông, tỉnh Hà Giang.

Còn với mô hình thứ hai “Bảo tồn, phát huy dân ca, dân vũ truyền thống dân tộc Hà Nhì tại xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai” sẽ triển khai vào quý III năm 2022 với sự tham gia của 7 nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng và 73 học viên dân tộc Hà Nhì do địa phương đề xuất. Nội dung triển khai sẽ tổ chức lớp truyền dạy và hướng dẫn thực hành dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của dân tộc Hà Nhì; Hỗ trợ trang thiết bị, nhạc cụ, đạo cụ phục vụ xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống dân tộc Hà Nhì; Tổ chức báo cáo kết quả xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống dân tộc Hà Nhì, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ngoài ra, sẽ ghi hình, chụp ảnh, dựng phim tư liệu về quá trình xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống dân tộc Hà Nhì, huyện Bát Xát nhằm phục vụ công tác bảo tồn và tuyên truyền, quảng bá dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của dân tộc Hà Nhì, tỉnh Lào Cai.

Quyết định cũng nêu rõ, trong quá trình triển khai thực hiện hai mô hình này, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch lưu ý các đơn vị đảm bảo tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh cũng như hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền. Nếu có khó khăn, vướng mắc cần báo cáo kịp thời để Lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch để xem xét, quyết định.

Báo Đại đoàn kết

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Non cao Lào Cai hướng về nguồn cội

Non cao Lào Cai hướng về nguồn cội

Những ngày tháng 3 âm lịch, mặc dù là người may mắn được hòa vào dòng người hành hương về đất Tổ Vua Hùng (Phú Thọ) để dâng nén nhang tri ân hoặc người không thể trở về thì đều chung niềm tự hào được là “con Lạc, cháu Hồng”.

Kết nối sợi dây văn hóa

Kết nối sợi dây văn hóa

Những câu chuyện ở khắp các thôn, bản từ vùng thấp đến vùng cao là minh chứng cho thấy phụ nữ Lào Cai đang tiếp tục kết nối sợi dây văn hóa ngàn đời, viết tiếp trang mới của câu chuyện văn hóa trong thời kỳ hội nhập.

Thiêng liêng nguồn cội ''con Rồng, cháu Tiên''

Thiêng liêng nguồn cội ''con Rồng, cháu Tiên''

Trở về cội nguồn, nơi Đất Tổ linh thiêng các Vua Hùng đóng đô, dựng nước, với sợi chỉ đỏ kết nối bền chặt là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, mỗi người dân Việt Nam luôn khắc ghi lời Bác Hồ dạy để đoàn kết một lòng, dựng xây cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Đậm đà hương vị xứ Mường

Đậm đà hương vị xứ Mường

Bánh khẩu xén, bánh chí chọp của người Thái trắng ở thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên là một trong 2 di sản vừa được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia. Trong chuyến công tác tìm hiểu tư liệu lịch sử phục vụ cho ký sự hướng về Điện Biên, nhóm phóng viên của Báo Lào Cai đã có dịp tới tham quan, tìm hiểu quy trình sản xuất bánh tại hợp tác xã Hoa Ban Trắng, xã Lay Nưa, thị xã Mường Lay.

Xuất bản sách về các hệ giá trị trong thời kỳ mới

Xuất bản sách về các hệ giá trị trong thời kỳ mới

Cuốn sách “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới” là lời khẳng định việc nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện các hệ giá trị này có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng để phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong giai đoạn tới.

Cho con tình yêu với đàn piano

Cho con tình yêu với đàn piano

Những năm gần đây, các trung tâm năng khiếu dành cho trẻ em nở rộ để đáp ứng nhu cầu của người dân. Nhiều cha mẹ đã đăng ký cho con mình theo học các lớp nghệ thuật như đàn, hát, vẽ, nhảy…, trong đó đàn piano là một loại nhạc cụ được nhiều học sinh yêu thích và chọn theo học.

fb yt zl tw