Triển khai thực hiện Chiến lược văn hóa đến năm 2030

LCĐT – Chiều 24/11, tại Hội trường Diên Hồng nhà Quốc hội diễn ra phiên làm việc thứ 2 của Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội gồm các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Quang cảnh hội nghị nhìn từ điểm cầu Lào Cai.

Quang cảnh hội nghị nhìn từ điểm cầu Lào Cai.

Tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lào Cai có các đồng chí: Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh uỷ; Thường trực HĐND, UBND tỉnh; Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo tỉnh, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh... Các địa phương tham dự hội nghị tại điểm cầu trực tuyến của các huyện, thị xã, thành phố.

Sau phát biểu chỉ đạo định hướng của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình bày về việc tổ chức, triển khai thực hiện Chiến lược văn hóa đến năm 2030 khẳng định: Trong dòng chảy của văn hóa Việt Nam sau 35 năm đổi mới cho thấy, nhận thức về văn hóa, xã hội, con người ngày càng toàn diện, sâu sắc hơn. Tư tưởng, đạo đức và lối sống - lĩnh vực then chốt của văn hóa đã có những chuyển biến tích cực; hệ thống chính sách pháp luật về văn hóa tiếp tục được hoàn thiện, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia tích cực vào hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hoá; công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa tiếp tục được quan tâm; tổ chức tốt hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam ra thế giới. Thực tiễn đã chứng minh, những lúc đất nước khó khăn thì các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc được khơi dậy và phát huy mạnh mẽ; lòng yêu nước, tinh thần tương thân, tương ái, sống có nghĩa, có tình, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam lại càng tỏa sáng; cả dân tộc kết thành một khối thống nhất về ý chí và hành động. Văn hoá đã có những đóng góp tích cực, quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 

Chỉ rõ 4 mục tiêu chung, 8 mục tiêu cụ thể, 11 nhiệm vụ và giải pháp, trong đó nhấn mạnh việc nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước, đồng chí lưu ý một số quan điểm: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, dân chủ, khoa học và nhân văn; phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa.

Tại hội nghị, các đại biểu đã trình bày tham luận về: Động lực và sức mạnh nội sinh của văn hóa trong sự phát triển của đất nước hiện nay; hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành văn hóa, thể thao và du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; xây dựng môi trường văn hóa, nhiệm vụ quan trọng để phát triển văn hóa con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; đặc điểm và sự phức hợp các giá trị truyền thống và hiện đại của gia đình Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa và biến đổi văn hóa; phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam và phát huy giá trị của các di sản văn hóa để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn...

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: Trọng Hải

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu kết luận hội nghị.       Ảnh: Trọng Hải

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng: Chưa bao giờ câu nói “Văn hóa còn thì dân tộc còn” lại quan trọng và sâu sắc như lúc này. Các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về văn hóa bám sát thực tiễn và yêu cầu phát triển, nhưng khâu tổ chức thực hiện của chúng ta còn yếu kém, trong đó có vấn đề về nhận thức. Hội nghị nhằm nhìn nhận lại những gì chúng ta đã làm được, chưa làm được và có đánh giá đúng, chỉ rõ những sai lầm, thiếu sót… để chấn hưng văn hóa. Chấn hưng là làm cho sáng hơn, phát triển hơn. Đồng chí cũng đánh giá cao nội dung các tham luận của các tỉnh, thành, cán bộ, văn nghệ sỹ… đã hiến kế cho Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng và phát triển văn hóa một cách toàn diện, đúng hướng.

Phó Thủ tướng yêu cầu: Toàn dân cần đoàn kết, đồng lòng, nhất là trong thời đại công nghệ số và yêu cầu hội nhập, chúng ta tiếp thu và phát triển văn hóa nhưng không hòa tan, đánh mất bản sắc; tạo môi trường lành mạnh, văn minh để không chỉ các văn nghệ sỹ mà toàn dân nêu cao ý thức tham gia bảo tồn, phát huy, sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa. Cần tạo ra môi trường văn hóa cổ vũ cho cái mới, cái sáng tạo, tôn trọng sự khác biệt để tất cả mọi tài năng được phát huy, bừng nở. Nói đến văn hóa còn là nói đến con người, nói đến con người là nói đến giáo dục, vì vậy việc đổi mới căn bản về giáo dục là công việc cấp bách. Văn hóa phải gắn liền với giáo dục, đổi mới giáo dục để phát triển văn hóa. Những người làm văn hóa phải là những tấm gương về văn hóa. Đồng chí mong các cấp, các ngành bằng những hành động cụ thể để chú trọng hơn đến văn hóa: Dành cho văn hóa nhiều thời gian, tâm sức, lắng nghe những ý kiến của những chuyên gia, những người tâm huyết, am hiểu về văn hóa để đưa ra những quyết sách phù hợp nhất; tôn trọng và cùng những người làm văn hóa tạo ra những chương trình văn hóa thiết thực, có giá trị lâu dài. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn sau hội nghị, không chỉ những người làm văn hóa mà toàn dân đều được truyền cảm hứng, trách nhiệm, niềm tin để đưa văn hóa nước nhà phát triển rực rỡ hơn, đất nước ta phát triển nhanh và bền vững hơn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

fb yt zl tw