Triệu phú 8X ở Nậm Chảy

LCĐT - Anh Lù Chẩn Lèng, 36 tuổi ở thôn Lùng Phìn A, xã Nậm Chảy (Mường Khương) là điển hình trong phát triển kinh tế nông nghiệp với mức thu nhập hơn 400 triệu đồng/năm khiến nhiều người dân trong vùng ngưỡng mộ.

Nhanh nhẹn, nhạy bén và tràn đầy năng lượng… là những ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi gặp anh Lù Chẩn Lèng. Sau khi thăm 6 ha vườn đồi của gia đình đã được phủ xanh bởi 7.000 cây ăn quả, chúng tôi càng khâm phục ý chí và nghị lực vượt khó của người đàn ông dân tộc Mông này.

A Lù Chẩn Lèng chăm sóc vườn cây ăn quả của gia đình.
A Lù Chẩn Lèng chăm sóc vườn cây ăn quả của gia đình.

Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, đông anh em, lại là anh cả nên khi học hết THCS, Lù Chẩn Lèng đành phải nghỉ học ở nhà giúp bố mẹ phát triển kinh tế, nuôi các em ăn học. Năng động, thích khám phá, anh quyết tâm học nghề lái xe để vừa được đi “du lịch miễn phí”, lại có thu nhập. Không ngờ, chính nghề này đem đến cho anh cơ hội làm giàu. Trong nhiều lần lái xe chở hàng thuê, anh tình cờ qua vùng đất Hưng Yên, thấy người dân ở đó trồng cam Canh (quýt đường Canh) cho thu nhập cao nên nung nấu ý tưởng mang loại cây này về trồng trên núi. Năm 2016, sau khi bàn với gia đình, Lù Chẩn Lèng dồn toàn bộ vốn tích lũy được để thực hiện mô hình trồng cây ăn quả trên diện tích vườn, đồi của gia đình.

Theo tính toán của anh, vốn đầu tư cây giống, phân bón, hệ thống tưới nước… khá lớn. Do đó, anh mạnh dạn làm hồ sơ nhờ Hội Nông dân xã đứng ra tín chấp vay 600 triệu đồng từ ngân hàng để thực hiện mô hình. Anh chọn mua giống trên 2 năm tuổi tại vườn giống uy tín để đảm bảo tỷ lệ cây sống cao. Do chưa nắm rõ về cây cam Canh, anh đề nghị chủ vườn bán cây giống lên tận nơi khảo sát khí hậu, chất đất cũng như hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây. Anh còn thường xuyên chụp ảnh, quay video về quá trình sinh trưởng, tình hình sâu bệnh hại và nhờ chủ vườn tư vấn cụ thể cho từng giai đoạn phát triển của cây, đồng thời tìm tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc trên mạng internet.

Chỉ trong 4 năm, 6 ha vườn đồi của gia đình đã được phủ xanh bởi hơn 7.000 cây ăn quả, ngoài 5.000 cây cam Canh, anh Lẻng còn trồng một số loại cây khác như bưởi da xanh, cam Vinh, ổi, lê. Năm 2018, vườn cam Canh cho thu hoạch bói được hơn 3 tấn quả, năm 2019 sản lượng tăng gấp đôi. Để đảm bảo đầu ra cho nông sản, ngoài quảng bá trên mạng xã hội, trong các chuyến xe vận chuyển hàng cho khách, anh giới thiệu thêm sản phẩm của gia đình đến khách hàng.

Cùng với phát triển vườn cây ăn quả, anh Lù Chẩn Lèng vẫn duy trì hoạt động vận tải hàng hóa, chăm sóc hơn 3 ha cây sa nhân tím và chăn nuôi gia súc. Từ các nguồn thu được, đến nay, Lù Chẩn Lèng đã trở thành hộ nông dân giàu nhất, nhì xã Nậm Chảy với tổng doanh thu hơn 1,5 tỷ đồng, trừ chi phí đầu tư, gia đình để ra được khoảng 400 triệu đồng/năm.

Chia sẻ về kinh nghiệm phát triển kinh tế, anh Lèng cho biết: Cam, bưởi là giống cây lâu năm, vài năm mới cho thu hoạch nên cần sự kiên trì, chịu khó tìm hiểu, học hỏi, tham quan nhiều mô hình phát triển kinh tế để có thêm kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Có kiến thức sản xuất cộng với sự chăm chỉ, quyết tâm thì có thể vượt qua khó khăn và gặt hái thành công.

Ông Ma Chiều Chính, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nậm Chảy cho biết: Anh Lù Chẩn Lèng là nông dân gương mẫu, dám nghĩ, dám làm. Không chỉ làm giàu cho gia đình, anh còn nhiệt tình giúp nhiều hộ về cây giống, kỹ thuật trồng cây ăn quả để cùng vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi đang trở thành điểm nhấn tại xã Xuân Quang khi vừa giúp giảm chi phí chăn nuôi, vừa xử lý chất thải hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, mở ra hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp bền vững.

"Sơn ngư" trên đỉnh Dền Sáng

"Sơn ngư" trên đỉnh Dền Sáng

CÁ TẦM NẶNG HƠN 50KG NGỠ CHỈ LÀ CHUYỆN HOANG ĐƯỜNG NHƯNG LẠI CÓ THẬT Ở MỘT TRANG TRẠI NUÔI CÁ NƯỚC LẠNH TRÊN ĐỈNH DỀN SÁNG. 6 CON CÁ TẦM, MỖI CON NẶNG HƠN 50KG ĐANG ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG TẠI ĐÂY, NGOÀI RA CÒN VÀI TRĂM CON NẶNG TỪ 10KG TRỞ LÊN. CHỦ TRẠI CÁ LÀ LÃO NÔNG U70 CÓ NIỀM ĐAM MÊ VỚI CÁ NƯỚC LẠNH, ÔNG GỌI CHÚNG LÀ “SƠN NGƯ” KHỔNG LỒ.

Hình ảnh người dân xã Tân Lĩnh đan rọ tôm.

Đan rọ tôm - Nghề của “người miền núi làm việc miền xuôi”

Nơi núi non trùng điệp ôm ấp những bản làng yên bình, có một nghề thủ công đã tồn tại suốt hơn ba thập niên, đó là nghề đan rọ tôm. Tại vùng đất trước kia gọi là Phan Thanh - một xã của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cũ, nay thuộc xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai, nghề truyền thống này giúp hơn trăm hộ dân có nguồn thu nhập ổn định.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Từng là cây mọc tự nhiên trong rừng, nay chè dây đã được người dân xã Nậm Pung (Bát Xát) đưa về trồng tại vườn nhà, bước đầu mang lại thu nhập ổn định. Nhờ sự hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm từ doanh nghiệp, cây chè dây đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho xã vùng cao này.

fb yt zl tw