Báo động tình trạng quản lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại ĐBSCL

Thời gian qua tình trạng ô nhiễm môi trường nước, đất sản xuất nông nghiệp từ thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ở ĐBSCL đang diễn ra hết sức phức tạp và rất đáng lo ngại. 

Nhiệm vụ cải thiện môi trường luôn được các cơ quan chức năng vùng này tính toán. Tuy nhiên, từ khi quy định về việc giao lại các địa phương thu gom, xử lý lại đang gặp phải những khó khăn, vướng mắc không nhỏ.  
    
Giật mình trước thực trạng sử dụng, bảo quản thuốc BVTV

Theo tính toán sơ bộ của ngành Nông nghiệp, ở ĐBSCL mỗi năm, nông dân ĐBSCL sử dụng hàng ngàn tấn thuốc BVTV.

Ngoài việc góp phần bảo vệ mùa màng, tăng năng suất lúa, những loại thuốc này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, sức khỏe của chính bà con nông dân nơi đây.

Trong đó riêng phân bón, theo các chuyên gia nông nghiệp, ước tính lượng phân bón dư thừa trong sản xuất lúa tại ĐBSCL đã phát thải gần 140.000 tấn/năm.

Nhiều người dân còn phun thuốc quá liều ảnh hưởng đến nguồn nước.
Nhiều người dân còn phun thuốc quá liều ảnh hưởng đến nguồn nước.

Trung bình, bà con nông dân phun thuốc từ 5 đến 8 lần/vụ, tương ứng với lượng bao bì, vỏ thuốc sử dụng khoảng 4 đến 5kg/ha

Theo điều tra của Cục Y tế dự phòng và môi trường Việt Nam, hàng năm có trên 5.000 trường hợp nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật phải cấp cứu tại bệnh viện và có trên 300 trường hợp tử vong.

Tác hại của thuốc BVTV đối với cơ thể con người và môi trường xung quanh xảy ra khi thuốc được sử dụng không đúng các tiêu chuẩn quy định. 

Hiện nay, nhiều bà con nông dân vẫn còn xem bao, vỏ chai đựng thuốc BVTV là một loại rác thải thông thường nên tự nhiên vứt bỏ bừa bãi xuống kênh rạch, bờ sông, bờ ruộng... không hiểu hết được hậu quả độc hại của nó gây ra đối với môi trường.

Anh Nguyễn Văn Thành ngụ tại xã Trung An, huyện Thốt Nốt, TP Cần Thơ cho biết: “Trước đây bà con phun thuốc xong tìm thấy gần khu vực đó có mô đất cao nào thì đem vỏ thuốc, chai lọ chất thành đống ở đó. Gần đây địa phương có bố trí vài điểm đựng vỏ chai nhựa nhưng thiếu diện tích nên cũng chất tùm lum à. Lâu lâu mới thấy người đến thu gom không biết mang đi đâu…”.

Vẫn còn nông dân quan niệm rằng phun thuốc nhiều lần cho một vụ với liều lượng phun cao (có thể vượt mức khuyến cáo ghi trên nhãn chai) sẽ giúp ngăn ngừa dịch hại tốt hơn.

Đây là những quan niệm không đúng vì lượng thuốc BVTV sử dụng quá liều sẽ chảy ra sông rạch, làm ô nhiễm nguồn nước và việc dùng thuốc không đúng chức năng còn dẫn đến hậu quả khôn lường. 

Để hạn chế ô nhiễm môi trường ở nông thôn, một trong những biện pháp quan trọng là tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV nhằm phát hiện và xử lý nghiêm những cơ sở kinh doanh sai qui định, kinh doanh thuốc BVTV cấm sử dụng, có độc tính cao.

Ngăn chặn thuốc BVTV nằm trong danh mục cấm sử dụng tung ra thị trường và nông dân có ý thức không sử dụng loại thuốc này sẽ góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn.

Ông Trần Văn Chí, Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường III, TP Vị Thanh Hậu Giang nói: Mặc dù, người dân đã nâng cao ý thức trong việc thu gom chai lọ, bao bì thuốc BVTV đúng quy định, tuy nhiên, trong năm qua, lại chưa có đơn vị nào tổ chức thu gom tiêu hủy đúng quy định.

“Ý thức thì nông dân có rồi, nhưng đến nay chưa có đơn vị nào đến thu gom để tiêu hủy. Chúng tôi chỉ lo là không biết đến khi các hố đầy thì còn ở nơi nào để chứa”. 

Địa phương kêu khó 

Là tỉnh nông nghiệp, Hậu Giang cũng nằm trong số tỉnh có nguy cơ ô nhiễm môi trường từ việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp.

Nhận thức sớm được điều này, từ năm 2013 đến nay, ngoài công tác tuyên truyền, ngành nông nghiệp tỉnh này còn phối hợp với một số Cty sản xuất thuốc BVTV.

Nhiều năm qua Tập đoàn Lộc Trời đã phối hợp với ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, xây dựng hàng loạt các hố thu gom rác thải thuốc BVTV, sau đó tiến hành tiêu hủy đúng quy định.

Hiện nay theo Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Hậu Giang thống kê, trên địa bàn hiện có hơn 300 hố chứa, kho lưu chứa bao bì, thuốc BVTV đang sử dụng.

Việc tổ chức thu gom đã tạo thói quen của người dân trong việc sử dụng thuốc BVTV và ý thức trong việc sử dụng thuốc nhằm giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, đất... góp phần hướng đến một nền nông nghiệp xanh.

Ông Trần Văn Chí, Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường III, TP. Vị Thanh Hậu Giang cho biết thêm: Từ khi Tổ thu gom rác thải thuốc BVTV được thành lập, nông dân ở phường đã nâng cao được ý thức, tự thu gom các vỏ chai lọ, nhựa từ thuốc BVTV vào các hố có sẵn. 

Tuy nhiên dù ý thức của người dân đã thay đổi đáng kể nhưng, các địa phương ở ĐBSCL nói chung cũng như Hậu Giang nói riêng cho rằng từ khi Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

Quy định các địa phương là các đơn vị quản lý bể chứa, khu vực lưu chứa trực tiếp thu gom hoặc ký hợp đồng hoặc huy động sự hỗ trợ của tổ chức, cá nhân thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các địa phương chưa tổ chức được khâu thu gom.

Cụ thể ở TP Vị Thanh, Hậu Giang, đến nay toàn thành phố đã xây dựng được 85 bể chứa vỏ thuốc BVTV, ở 7/9 phường, xã.

Các bể chứa đều được bố trí gần đường giao thông nội đồng, kênh, mương để người dân dễ dàng bỏ vào. Cũng trong năm qua TP Vị Thanh đã thu gom được hơn 480kg.

Tất cả lượng bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được lưu giữ tại các bể chứa, nhưng chưa được giao cho các đơn vị có chức năng đem đi xử lý.

Lý giải về điều này, ông Nguyễn Đức Tài, Phó phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Vị Thanh, cho biết: “Trong năm 2017, mặc dù tỉnh đã tổ chức thu gom, xử lý các bao, gói thuốc BVTV, nhưng điểm tập kết lại cách đó vài chục km (TX. Long Mỹ).

Trong khi thành phố không có phương tiện đặc thù để duy chuyển chất thải nguy hại này được. Ngoài ra còn thiếu kinh phí và nhân lực để thu gom, xử lý.

Ở huyện Châu Thành, Hậu Giang hiện cũng có gần 1 tấn vỏ chai, bao bì thuốc BVTV vẫn chưa tổ chức thu gom và đem tiêu hủy đúng quy định.

Nói về khó khăn của địa phương trong việc thu gom và xử lý vỏ chai, lọ thuốc BVTV, bà Lê Thị Thùy Như, Phó phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Châu Thành cho biết: Từ khi Thông tư 05 ra đời các địa phương thực hiện lúng túng. Đến nay đây là quy định khá mới mẻ, vì rất ít đơn vị xử lý. Phòng đã tham mưu UBND huyện Châu Thành về chủ trương hỗ trợ kinh phí để thực hiện, nhưng chủ trương đã có 4 tháng mà vẫn chưa hoàn chỉnh hợp đồng.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang cũng thừa nhận, hiện nay chưa có địa phương nào tổ chức thu gom để đem đi xử lý rác BVTV đúng quy định. Trong năm 2017, số lượng bao bì, vỏ chai thuốc BVTV đã qua sử dụng ở tỉnh đã lên đến 7 tấn đang chờ cơ chế để xử lý.

Báo Đại Đoàn Kết

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hiểm họa từ việc tài xế xe khách lái quá số giờ quy định

Hiểm họa từ việc tài xế xe khách lái quá số giờ quy định

Vì áp lực thu nhập hoặc tâm lý chủ quan, không ít tài xế vẫn cố tình lách luật, bất chấp quy định về thời gian lái xe an toàn. Họ tiếp tục cầm lái trong trạng thái mệt mỏi, thậm chí kiệt sức, đẩy bản thân và hành khách vào tình thế đầy rủi ro... Không ít vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra chỉ vì vài giây ngủ gật.

Cạm bẫy mua bán người qua mạng, đưa vào công ty lừa đảo ở Campuchia

Cạm bẫy mua bán người qua mạng, đưa vào công ty lừa đảo ở Campuchia

Ngày 4/7, Công an tỉnh Tây Ninh đã phối hợp cùng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh tiếp nhận 38 công dân (27 nam, 11 nữ) do Cảnh sát Campuchia bàn giao. Đây là số công dân do lực lượng chức năng Campuchia truy quét do vi phạm xuất, nhập cảnh và lao động trái phép ở tỉnh Svay Riêng. Sau khi tiếp nhận, sàng lọc, Công an phát hiện có 29 người làm việc trong các công ty liên quan đến cờ bạc, lừa đảo qua mạng tại Campuchia.

Thu gần 6.600 tỷ đồng từ đấu giá biển số xe

Thu gần 6.600 tỷ đồng từ đấu giá biển số xe

Ngày 18/7, Cục Cảnh sát giao thông (Cục CSGT), Bộ Công an cho biết, vừa phối hợp cùng Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam (VPA) tổ chức thành công phiên đấu giá biển số xe thứ 6, với tổng số tiền trúng đấu giá đạt 58,8 tỷ đồng. 

Khu vực xảy ra sạt lở

Bắc Hà: Sạt lở lớn gây ách tắc giao thông

Chiều 17/7, tại khu vực Km 26+760 đường tỉnh 159 từ trung tâm xã Bản Phố cũ đi trung tâm xã Hoàng Thu Phố cũ (cầu Hoàng Thu Phố, địa phận xã Hoàng Thu Phố cũ nay là xã Bắc Hà) xảy ra vụ sạt lở ta luy dương với khối lượng đất đá khoảng 5.000 m3 gây ách tắc giao thông trên địa bàn.

Khám phá hệ thống camera AI tự động phát hiện vi phạm giao thông, hành vi gây rối và đối tượng truy nã

Khám phá hệ thống camera AI tự động phát hiện vi phạm giao thông, hành vi gây rối và đối tượng truy nã

Hệ thống "mắt thần" tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo AI của Trung tâm thông tin chỉ huy Cục CSGT có thể nhận diện được khoảng 20 hành vi vi phạm giao thông, có thể vẽ lại hành trình của một chiếc xe tình nghi gây tai nạn một cách nhanh chóng. Đặc biệt, hệ thống này nhận diện và cảnh báo cả các hành vi gây rối, khuôn mặt đối tượng truy nã. 

fb yt zl tw