[Ảnh] Phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin làm chủ kinh tế

Thời gian qua, phụ nữ các dân tộc trong tỉnh đã xây dựng thành công nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển của địa phương.

Vượt qua nhiều định kiến và rào cản về phong tục tập quán, với sự đồng hành của các cấp hội phụ nữ, nhất là Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, rất nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số vùng cao Lào Cai đã xây dựng thành công các mô hình kinh tế hiệu quả. Từ sự nỗ lực vượt khó, hăng say lao động, xây dựng gia đình hạnh phúc, hội viên, phụ nữ đã có nhiều đóng góp tích cực vào quá trình phát triển của địa phương.

img-20241127-083039.jpg
Gia đình chị Lồ Dìn Sủi, thôn Lao Chải, thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương) có thu nhập cao từ trồng quýt.
img-20241028-085010.jpg
img-20241127-082527.jpg
Phụ nữ vùng cao Mường Khương tự tin ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị canh tác.
img-20241127-081637.jpg
Phụ nữ dân tộc Tày ở Văn Bàn phát triển mô hình trồng, kinh doanh măng bói cho thu nhập ổn định.
img-20241127-083141.jpg
Từ một người bán hàng rong, nhờ quyết tâm vượt qua định kiến, nỗ lực học tập, chị Giàng Thị Ly (dân tộc Mông), thôn Bản Pho, xã Mường Hoa, thị xã Sa Pa đã trở thành chủ mô hình homestay.
img-20241127-082651.jpg
Chị Tẩn Tả Mẩy (phải ảnh) đã tự tin vượt qua định kiến về giới và sáng lập Hợp tác xã Cộng đồng Dao đỏ (xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa), biến tri thức bản địa trở thành cơ hội kinh doanh, tạo việc làm cho nhiều lao động nữ dân tộc thiểu số địa phương.
img-20241127-081918.jpg
Phụ nữ dân tộc Dao xã Xuân Thượng (huyện Bảo Yên) vẫn giữ nghề may thêu truyền thống, giúp đem lại thu nhập trong thời gian nông nhàn.
img-20241106-155835.jpg
Với kinh nghiệm trồng và chăm sóc quế, nhiều phụ nữ xã Vĩnh Yên (huyện Bảo Yên) đã trở thành chủ mô hình trồng quế cho giá trị kinh tế cao.
img-20241127-102050.jpg
Phụ nữ dân tộc thiểu số vùng cao Lào Cai tích cực gìn giữ, bảo tồn nghề truyền thống, trong đó, nghề làm bánh truyền thống đem lại thu nhập ổn định.
img-20241127-082339.jpg
Từ sự nỗ lực vượt khó, hăng say lao động, phụ nữ dân tộc thiểu số tích cực xây dựng gia đình hạnh phúc, góp sức vào quá trình phát triển của địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tọa đàm: Ngày mới ở Lùng Thẩn

Tọa đàm: Ngày mới ở Lùng Thẩn

Sau khoảng 2 năm triển khai, Dự án 8 đã mang lại nhiều sự thay đổi tích cực tại xã Lùng Thẩn (Si Ma Cai). Để rõ hơn nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai có cuộc trao đổi với chị Hoàng Thị Lói, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Lùng Thẩn.

Phát huy vai trò của tổ truyền thông cộng đồng: Nhìn từ một hội thi

Phát huy vai trò của tổ truyền thông cộng đồng: Nhìn từ một hội thi

Không chỉ là câu chuyện bị giới hạn bởi không gian, thời gian, hay là một vấn đề của một cộng đồng, những phần thi của 19 đội thi trên địa bàn huyện Bát Xát cũng chính là sự phản ánh rõ nét nhất những vấn đề cấp thiết về phụ nữ và trẻ em đang tồn tại ở các bản làng, cần cách thức hiệu quả để giải quyết.

Truyền thông “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình” cho phụ nữ vùng cao Nậm Cọ

Văn Bàn: Truyền thông “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình” cho phụ nữ vùng cao Nậm Cọ

Ngày 22/11, tại thôn Nậm Cọ, xã Khánh Yên Thượng, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Văn Bàn đã tổ chức Chương trình truyền thông “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình”. Chương trình truyền thông nằm trong khuôn khổ mục tiêu Dự án 8 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì.

San Lùng đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa

San Lùng đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa

Thôn San Lùng, xã Bản Vược (huyện Bát Xát) nằm trên núi cao, phần lớn là đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Đây cũng là thôn duy nhất của xã được hưởng lợi từ Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em". Những hoạt động trong khuôn khổ dự án đã giúp người dân nơi đây nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh.

Truyền thông về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình tại chợ phiên Nghĩa Đô, Vĩnh Yên

Bảo Yên: Truyền thông về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình tại chợ phiên Nghĩa Đô, Vĩnh Yên

Ngày 16 - 17/11, Hội Phụ nữ huyện Bảo Yên tổ chức truyền thông về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình tại chợ phiên Nghĩa Đô, Vĩnh Yên bằng hình thức sân khấu hóa. Đây là hoạt động thuộc Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” triển khai trên địa bàn.

Huyện Văn Bàn có 7 mô hình “Địa chỉ tin cậy”

Huyện Văn Bàn có 7 mô hình “Địa chỉ tin cậy”

Mô hình "Địa chỉ tin cậy" được xây dựng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong công tác phòng chống bạo lực gia đình, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội và thực hiện hiệu quả các nội dung thuộc Dự án 8 trong cộng đồng.

Giúp học sinh tự tin thể hiện bản thân

Giúp học sinh tự tin thể hiện bản thân

Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động (tháng 11/2022), Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi của Trường THCS và THPT Bắc Hà (tiền thân là Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lùng Phình) đã góp phần nâng cao nhận thức cho nhiều học sinh về những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em người dân tộc thiểu số. Đây cũng là 1 trong 2 mô hình điểm của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về thành lập và hoạt động Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi trên toàn quốc.

fbytzltw