[Ảnh] Dự án 8 góp phần “cởi trói” cho phụ nữ Hà Nhì

Dân tộc Hà Nhì sinh sống tại một số xã vùng cao, biên giới của huyện Bát Xát. Từ xưa, những người phụ nữ Hà Nhì phải chịu nhiều tập tục lạc hậu như những “sợi dây trói” khiến cuộc sống rất vất vả. Những năm gần đây, khi nhiều chương trình, dự án được triển khai, đặc biệt là Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” với nhiều hoạt động giúp phụ nữ Hà Nhì cởi bỏ những hủ tục, cuộc sống thêm hạnh phúc.

1.JPG
Dân tộc Hà Nhì sinh sống tại một số xã vùng cao, biên giới của huyện Bát Xát. Từ xưa, những người phụ nữ Hà Nhì phải chịu nhiều khổ đau do ảnh hưởng của các hủ tục. Đa số phụ nữ Hà Nhì từ nhỏ đã lao động nặng nhọc, không được đi học, phải lấy chồng sớm, không được tham gia các hoạt động xã hội.
3.jpg
Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” với nhiều hoạt động được triển khai thu hút nhiều chị em phụ nữ Hà Nhì tham gia.
5.jpg
Hội Phụ nữ các xã có người Hà Nhì sinh sống như Y Tý, A Lù, Nậm Pung, A Mú Sung thành lập các Tổ truyền thông cộng đồng, tích cực tổ chức tuyên truyền, thay đổi nhận thức của phụ nữ Hà Nhì về bình đẳng giới, bắt đầu từ những phụ nữ cao tuổi, những phụ nữ có gia đình, sau đó là trẻ em, học sinh nữ.
6.JPG
7.JPG
Các xã vùng cao mở nhiều lớp xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số, tạo cơ hội cho những phụ nữ Hà Nhì chưa biết chữ được tới trường học, từ đó biết đọc, biết viết.
9.jpg
Không chỉ được đi học chữ, nhiều phụ nữ Hà Nhì đã thay đổi tư duy và nhận thức khi được tiếp cận công nghệ thông tin hiện đại.
15.jpg
11.JPG
Phụ nữ dân tộc Hà Nhì ở xã biên giới Y Tý trước đây ít khi được tham gia vào công việc xã hội nhưng nay đã tham gia vào nhiều công việc quan trọng của xã, thôn, bản nơi mình sinh sống, góp phần xây dựng quê hương.
13.jpg
14.jpg
Trên vùng cao huyện Bát Xát ngày càng có nhiều phụ nữ Hà Nhì vượt qua hủ tục, học lên đại học, cao đẳng, sau đó tham gia công tác xã hội với các công việc như cán bộ, công chức xã, giáo viên.
16.jpg
Phụ nữ Hà Nhì cũng được tham gia các lớp học nghề, trở thành chủ nhân của những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả như: làm homestay đón khách du lịch, trồng cây ăn quả ôn đới, chăn nuôi gia súc… đem lại cuộc sống ấm no hơn.
18.JPG
19.JPG
Các hoạt động của Dự án 8 và các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai giúp phụ nữ Hà Nhì được “cởi trói” khỏi những tập tục lạc hậu, tránh xa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, bớt phải lao động nặng nhọc, có đời sống vật chất và tinh thần tốt hơn, ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

fb yt zl tw