[Ảnh] Các tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở góp phần giữ bình yên thôn, bản

Ngày 1/7/2024, tỉnh Lào Cai cùng cả nước tổ chức lễ ra mắt lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở. Ngay sau khi thành lập, các tổ bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) tại các thôn, bản, tổ dân phố đã đi vào hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ được giao, trở thành “cánh tay nối dài” của lực lượng công an, góp phần quan trọng trong việc giữ bình yên cho Nhân dân.

a1.JPG
Ngày 1/7/2024, các địa phương trong tỉnh và cả nước tổ chức lễ ra mắt lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở.
a2.jpg
Toàn tỉnh có 1.554 tổ bảo vệ ANTT với 4.665 thành viên. Sau khi thành lập, các tổ bảo vệ ANTT được lực lượng công an các xã, phường, thị trấn hướng dẫn quy chế hoạt động, thực hiện nhiệm vụ.
2.jpg
Các tổ bảo vệ ANTT phối hợp với lực lượng công an xã tuần tra, nắm tình hình trên địa bàn thôn, bản, tổ dân phố, tuyên truyền pháp luật cho Nhân dân.
1.jpg
Tổ Bảo vệ ANTT thôn Phố Mới 1, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát tăng cường kiểm tra, nhắc nhở các hộ kinh doanh không lấn chiếm hành lang, vỉa hè, đảm bảo an toàn giao thông.
a7.jpg
Tại bản Trang, xã Điện Quan, huyện Bảo Yên, ngày 5/8/2024 xảy ra ngập úng, các thành viên Tổ Bảo vệ ANTT bản Trang đã kịp thời thông báo tình hình, cùng các lực lượng giúp Nhân dân di chuyển đồ đạc, khắc phục hậu quả mưa lũ.
a8.jpg
Tổ Bảo vệ ANTT tổ dân phố số 1, thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên thường xuyên kiểm tra các đoạn đường ven sông Chảy có nguy cơ ngập sâu để cảnh báo người dân và các phương tiện qua lại đảm bảo an toàn.
a9.jpg
Lực lượng bảo vệ an ninh cơ sở hướng dẫn Nhân dân đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy trong mùa nắng nóng.
a10.jpg
a11.jpg
Thành viên các tổ bảo vệ ANTT ở cơ sở tham gia hỗ trợ lực lượng công an các xã, phường, thị trấn trong thực hiện đợt cao điểm 70 ngày đêm cấp căn cước công dân cho trẻ em dưới 14 tuổi do Công an tỉnh phát động.
a12.jpg
Tại khu vực biên giới, các tổ bảo vệ ANTT nhắc nhở Nhân dân cảnh giác với các loại tội phạm, qua đó nâng cao chất lượng phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc".
a13.jpg
Thành viên các tổ bảo vệ ANTT phường Cốc Lếu cùng lực lượng công an, biên phòng tuần tra bảo vệ biên giới (Ảnh do Công an phường Cốc Lếu cung cấp).
a14.jpg
Thành viên Tổ bảo vệ ANTT tại xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai tham gia tuần tra đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông tại các tuyến đường trên địa bàn xã.
6.jpg
Các tổ bảo vệ ANTT trao đổi kinh nghiệm hoạt động, triển khai thực hiện nhiệm vụ.
a16.jpg

Các tổ bảo vệ ANTT tại thôn, bản, tổ dân phố thường xuyên trao đổi, họp giao ban để báo cáo tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn, giúp lực lượng công an kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh tại cơ sở, giữ bình yên cho Nhân dân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Làng Vị Khê - nơi trồng cây cảnh nổi tiếng nhất Nam Định

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Làng Vị Khê - nơi trồng cây cảnh nổi tiếng nhất Nam Định

Đến làng cây cảnh Vị Khê (xã Điền Xá, nay là xã Nam Điền, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định), nhiều người không khỏi trầm trồ trước sự khéo léo của các nghệ nhân chăm sóc những cây cảnh tiền tỷ. Đặc biệt, làng cây cảnh này đã có lịch sử tồn tại gần 1.000 năm.

[Ảnh] Đến Hà Nam thăm làng nghề trống Đọi Tam

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Đến Hà Nam thăm làng nghề trống Đọi Tam

Làng nghề trống Đọi Tam ở xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là làng nghề có lịch sử phát triển hơn 1.000 năm và là làng nghề nổi tiếng với sản phẩm trống truyền thống. Ngoài việc giữ gìn những giá trị văn hóa độc đáo, làng nghề còn linh hoạt đổi mới để đáp ứng nhu cầu thị trường, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho người tiêu dùng.

Độc đáo Lễ cấp sắc của người Dao tuyển Mường Khương

Độc đáo Lễ cấp sắc của người Dao tuyển Mường Khương

Với đồng bào Dao nói chung, đồng bào Dao tuyển nói riêng, Lễ cấp sắc là nghi lễ quan trọng và linh thiêng nhất trong đời sống văn hóa cộng đồng. Đây là tín ngưỡng dân gian được lưu truyền từ nhiều đời nay. Lễ cấp sắc không chỉ mang yếu tố tâm linh qua hoạt động cúng tiến, mà còn có những hoạt động văn hóa - nghệ thuật độc đáo thể hiện qua nhạc lễ, các điệu dân vũ. Ở huyện Mường Khương, những nghi lễ này đang được bảo tồn và thực hành phù hợp với đời sống văn hóa mới.

[Ảnh] Dịu dàng sắc xuân Sa Pa

[Ảnh] Dịu dàng sắc xuân Sa Pa

Sau những ngày dài chìm trong sương mù dày đặc, Sa Pa lại sáng bừng dưới ánh nắng vàng dịu nhẹ của mùa xuân. Sa Pa bốn mùa đều đẹp nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là mùa xuân khi khắp nơi trăm hoa đua nhau khoe sắc, cây cối đâm chồi nảy lộc. Khoảnh khắc Sa Pa khoác chiếc áo mùa xuân khiến ai một lần đặt chân đến cũng xao xuyến, nhớ thương.

Giữ bình yên "Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Giữ bình yên "Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Bát Xát là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Lào Cai có đường biên giới giáp với nước bạn Trung Quốc. Trong những năm qua, các cán bộ, chiến sĩ biên phòng đã vượt qua nhiều khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ đường biên, mốc giới, sẵn sàng chiến đấu, giữ bình yên “Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”.

[Ảnh] Cao nguyên Bắc Hà đẹp lung linh mùa hoa mận nở

[Ảnh] Cao nguyên Bắc Hà đẹp lung linh mùa hoa mận nở

Mỗi độ xuân về, cao nguyên Bắc Hà lại khoác lên mình tấm áo mới trắng tinh khôi của hoa mận. Những vườn mận nằm trên các sườn đồi bao quanh thị trấn đồng loạt nở hoa trắng muốt như những bông tuyết tạo nên khung cảnh đẹp mê hoặc lòng người.

[Ảnh] Rộn ràng cánh đồng Sơn Hải

[Ảnh] Rộn ràng cánh đồng Sơn Hải

Ngay sau những ngày tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nông dân xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) đã quay trở lại với đồng ruộng để thu hoạch nông sản vụ đông, đồng thời dọn ruộng, làm đất chuẩn bị cấy lúa mùa. Không khí lao động khẩn trương, hăng say.

[Ảnh] Tinh khôi mùa hoa mận ở Lùng Khấu Nhin

[Ảnh] Tinh khôi mùa hoa mận ở Lùng Khấu Nhin

Thời điểm này, những cây mận ở vùng núi cao Tây Bắc nói chung và Lào Cai nói riêng đang bung nở hoa trắng muốt. Lên Lùng Khấu Nhin du xuân dịp này, bạn như lạc bước vào thiên đường hoa của núi đá - loài hoa mang vẻ đẹp dịu dàng, thuần khiết, mê mẩn lòng người...

Bình yên Làng Nủ

Bình yên Làng Nủ

Trong thời khắc cả đất trời chuyển mình đón xuân mới, Làng Nủ - mảnh đất từng chịu bao đau thương và mất mát, đang dần trở lại với dáng vẻ của một vùng quê thanh bình trước đây. Trên con đường làng, những cánh đồng từng bị vùi lấp nay đã bắt đầu khoác lên màu xanh của sự sống, những mầm non mạnh mẽ vươn mình như biểu tượng của niềm tin và hy vọng.

[Ảnh] Cùng trâu di cư đón Tết

[Ảnh] Cùng trâu di cư đón Tết

Năm năm nào cũng vậy, cứ khoảng cuối tháng 12 dương lịch, người Mông ở các xã Tả Phìn, Trung Chải, phường Hàm Rồng của thị xã Sa Pa lại lùa đàn trâu đi tránh rét. Ngay cả những ngày này, khi người dân cả nước đang chuẩn bị đón tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 thì các gia đình chủ trâu vẫn phải cùng "đầu cơ nghiệp" tránh rét xa nhà.

[Ảnh] Ngày cuối năm của những người “giữ rừng”

[Ảnh] Ngày cuối năm của những người “giữ rừng”

Dịp tết Nguyên đán cũng là thời điểm mùa khô hanh và nông nhàn nên tình trạng xâm hại rừng thường diễn biến phức tạp. Do vậy, đây là thời điểm mà những người làm nhiệm vụ giữ rừng trên địa bàn tỉnh ngày, đêm canh trực, tuần tra rừng. Với họ, không có nghỉ Tết, Tết cũng gắn với rừng, giữ cho rừng mãi xanh tươi.

[Ảnh] Y Tý ngập màu tuyết trắng

[Ảnh] Y Tý ngập màu tuyết trắng

Sau chuỗi ngày lạnh giá kéo dài, 14 giờ 16 phút ngày 26/1, tại xã Y Tý (huyện Bát Xát) có tuyết. Mưa tuyết rơi hơn 12 giờ đồng hồ, đến khoảng 3 giờ sáng 27/1 thì ngưng. Trận tuyết kèm theo mưa, gió khiến nhiệt độ đêm và sáng nay tại Y Tý xuống thấp dưới 0 độ C. Tuyết rơi cũng khiến núi rừng, nhà cửa, hoa màu tại các điểm cao của xã Y Tý ngập màu tuyết trắng.

[Ảnh] Chợ đêm ngày Tết

[Ảnh] Chợ đêm ngày Tết

Khi nhà nhà bước vào giấc ngủ say thì ngay giữa lòng thành phố, nhịp sống của chợ đêm mới bắt đầu sôi động. Những ngày giáp Tết, chợ đêm Châu Úy (thành phố Lào Cai) như nhộn nhịp hơn.

fb yt zl tw