ADB có Giám đốc Quốc gia mới tại Việt Nam

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã bổ nhiệm ông Shantanu Chakraborty làm Giám đốc Quốc gia mới tại Việt Nam.

Ông Shantanu Chakraborty, người nhậm chức hôm nay 24-7, sẽ lãnh đạo các hoạt động của ADB tại Việt Nam, đại diện cho ngân hàng trong đối thoại chính sách và thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ của ngân hàng với chính phủ và các bên hữu quan khác.

Ông sẽ giám sát việc triển khai chiến lược đối tác quốc gia cho Việt Nam giai đoạn 2023-2026, tập trung vào sự chuyển dịch của Việt Nam sang nền kinh tế xanh, khai thác tiềm lực của khu vực tư nhân và thúc đẩy công bằng xã hội.

Ông Shantanu Chakraborty, tân Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam.

Ông Chakraborty nói: "Tôi rất vinh dự khi được bổ nhiệm làm Giám đốc Quốc gia cho Việt Nam. Trong 30 năm, ADB luôn là một đối tác tin cậy của chính phủ và người dân Việt Nam. Tôi rất vui mừng được dẫn dắt những nỗ lực liên tục của ADB để tăng cường hơn nữa mối quan hệ đối tác giữa ngân hàng và Việt Nam. ADB đang tiếp tục hỗ trợ dưới hình thức cho vay và ngoài khoản vay để thúc đẩy tăng trưởng xanh, đồng đều và nền kinh tế do khu vực tư nhân dẫn dắt tại Việt Nam, đồng thời xây dựng nền tảng cho quốc gia đạt được mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2023".

Ông Chakraborty kế nhiệm ông Andrew Jeffries, người đã kết thúc nhiệm kỳ Giám đốc Quốc gia vào ngày 27-4-2023.

Ông Chakraborty có gần 28 năm kinh nghiệm chuyên môn tại Nam Á, Trung và Tây Á cũng như ở Mỹ, trong đó có 18 năm làm việc tại ADB. Ông từng là Trưởng Ban Tài chính Cơ sở hạ tầng 1 và trước đó là Giám đốc Ban Hỗ trợ Giao dịch Khu vực tư nhân tại Vụ Nghiệp vụ Khu vực tư nhân (PSOD). Các vai trò trước đó của ông tại ADB bao gồm Cố vấn cấp cao cho Phó Chủ tịch (nghiệp vụ khu vực tư nhân và đồng tài trợ) và Chuyên gia đầu tư chính tại PSOD.

Trước khi gia nhập ADB, ông Chakraborty đã có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính dự án và ngân hàng đầu tư ở Ấn Độ (với ngân hàng ICICI) và Mỹ (với các ngân hàng UBS Warburg và Landesbank Hessen Thuringen).

Ông Chakraborty, quốc tịch Ấn Độ, có bằng thạc sĩ quản lý tại Học viện Quản lý Ấn Độ ở Ahmedabad, Ấn Độ; bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh về tài chính của Trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York; và bằng kỹ sư của Viện Công nghệ và Khoa học Birla, Pilani ở Ấn Độ.

Việt Nam là một thành viên sáng lập của ADB. Từ khi được thành lập vào năm 1966, ngân hàng đã cam kết 457 khoản vay cho khu vực công, viện trợ và hỗ trợ kỹ thuật với tổng giá trị 16,5 tỉ USD cho Việt Nam.

Theo Báo Người Lao động null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Một tuyến đường nông thôn xanh - sạch - đẹp ở xã Mai Sơn.

Lục Yên sáng, đẹp đường điện, đường hoa

Ở huyện Lục Yên, những con đường hoa rực rỡ sắc màu, những tuyến đường điện chiếu sáng thâu đêm không chỉ làm bừng sáng làng quê mà còn thắp lên niềm tin, sự đồng thuận, thể hiện rõ vai trò trung tâm của người dân trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Nhân dân xã Thành Thịnh (Trấn Yên) thu hoạch lúa xuân.

Thành Thịnh chủ động phòng ngập lũ

Trước mùa mưa bão đang diễn biến phức tạp, với sự chủ động tuyên truyền, vận động, cụ thể, thiết thực theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, tính đến trung tuần tháng 5, nhân dân xã Thành Thịnh đã gặt xong diện tích lúa xuân.
Nhiều hộ dân ở xã Báo Đáp có nguồn thu ổn định nhờ trồng dâu nuôi tằm.

Quyện hòa ý Đảng - lòng dân

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là quá trình lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, Đảng bộ và nhân dân xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đã kiên trì triển khai nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả. Với tinh thần chủ động, quyết liệt, Báo Đáp được công nhận là xã NTM tiêu biểu về chuyển đổi số (CĐS) năm 2023 và đạt đô thị loại V vào tháng 8/2024. Những bước tiến này thể hiện rõ sự đổi thay trong tư duy và hành động không chỉ dừng lại ở đầu tư hạ tầng mà còn chuyển mình toàn diện trong sản xuất, đời sống và văn hóa, hướng đến mục tiêu trở thành “miền quê đáng sống”.
Bão diễn biến theo kịch bản xấu khi đi sâu vào vịnh Bắc Bộ và tăng cấp.

Bão bất ngờ mạnh lên cấp 11, đi vào sâu vịnh Bắc Bộ

Sáng nay, bão số 1 đã mạnh lên cấp 11, giật cấp 14, dự báo đi sâu vào vịnh Bắc Bộ trước khi lên Trung Quốc, có thể gây gió mạnh cấp 9-11, giật cấp 14 ở vịnh Bắc Bộ, biển động dữ dội. Mưa lớn tiếp tục trong ngày hôm nay ở miền Trung, đồng thời mở rộng ra Thanh Hoá và đồng bằng Bắc Bộ.
Dự báo mới nhất về đường đi và vùng ảnh hưởng của bão số 1.

Bão tăng cấp, đi vào vịnh Bắc Bộ

Những nhận định mới nhất cho thấy, bão số 1 sẽ đi vào khu vực phía đông vịnh Bắc Bộ trước khi tiến lên bán đảo Lôi Châu vào đất liền Trung Quốc. Ảnh hưởng của bão với biển ven bờ các tỉnh miền Bắc sẽ lớn hơn, nguy hiểm hơn. Hôm nay, Miền Trung và Bắc Tây Nguyên tiếp tục mưa rất lớn, vùng mưa mở rộng đến Hà Tĩnh.
Sớm xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng

Sớm xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng

Nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP theo hướng thị trường hóa có lộ trình, kiểm soát chặt chẽ.

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia.

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng Trưởng phòng Dự báo Thời tiết Trung tâm Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông sẽ mạnh lên thành bão, trở thành cơn bão số 1 năm nay, cũng là cơn bão đầu tiên hoạt động ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương.
fb yt zl tw