10 sự kiện nổi bật trên thị trường chứng khoán 2007

Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán Việt Nam đã công bố bình chọn 10 sự kiện tiêu biểu trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2007. Đây là các sự kiện được nhiều cơ quan báo chí quan tâm, phản ánh trên diện rộng, được dư luận quan tâm và có những tranh luận nhiều chiều. Đồng thời là sự kiện có tầm ảnh hưởng lớn trên TTCK Việt Nam. Sau khi tập hợp và thống nhất, các thành viên cùng với sự tham khảo ý kiến các chuyên gia, 10 sự kiện đã được công bố cụ thể sau đây.

1. Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1/1/2007

Luật Chứng khoán ra đời đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho TTCK Việt Nam phát triển. Các tiêu chuẩn tham gia thị trường với nhiều thành viên như: công ty chứng khoán, công ty niêm yết, công ty quản lý quỹ đã được nâng cấp. Một điểm có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến văn hoá kinh doanh của các DN Việt Nam là quy định về nghĩa vụ công bố thông tin đối với công ty đại chúng. Quy định này buộc các DN khi đạt đến tầm quy mô nhất định phải hoạt động kinh doanh công khai, minh bạch, xoá bỏ thói quen kinh doanh khép kín của đại bộ phận DN Việt Nam.

Đồng thời, Luật Chứng khoán này cũng chính thức đưa ra điều khoản quy định về việc quản lý thị trường tự do. Để hiện thực hóa quy định này, vào ngày 8/11/2007, Bộ Tài chính đã công bố Quyết định số 3567/QĐ-BTC phê duyệt phương án tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết (OTC), giúp lành mạnh thị trường tự do và chính thức. Về nguyên tắc chung, chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết trên Sở GDCK hoặc Trung tâm GDCK sẽ được đăng ký, lưu ký tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán và giao dịch tại công ty chứng khoán. Kết quả giao dịch sẽ được tổng hợp qua Trung tâm GDCK Hà Nội để thực hiện thanh toán bù trừ tại Trung tâm lưu ký. Hệ thống giao dịch cổ phiếu OTC dự kiến khởi động giao dịch cuối quý 1/2008 với 40 cổ phiếu của các công ty chứng khoán, ngân hàng và bảo hiểm, và được dự báo sẽ trở thành “chợ giao dịch chứng khoán” có quy mô lớn nhất.

2. Vụ bổ nhiệm Tổng Giám đốc CTCK Thiên Việt

Lần đầu tiên báo chí phát hiện và công khai một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử hoạt động của TTCK Việt Nam: CTCK Thiên Việt bổ nhiệm Tổng Giám đốc khi đích danh người được bổ nhiệm không biết và cũng chưa từng ký hợp đồng làm việc với công ty. Từ vụ việc này, báo chí đề cập đến hàng loạt vấn đề bất cập là hệ quả của trào lưu chạy giấy phép thành lập CTCK hồi cuối năm 2006. Đó là việc thiếu trầm trọng nhân sự chủ chốt trong ngành chứng khoán, tình trạng mượn, thuê chứng chỉ đào tạo chứng khoán, tình trạng chạy đua hợp tác chiến lược để làm thương hiệu…

3. Quy mô TTCK tăng mạnh

Tính đến hết năm 2007, tổng giá trị vốn hoá TTCK Việt Nam đạt gần 500.000 tỷ đồng, bằng khoảng 43,7% GDP của năm 2007. Dựa trên những kết quả mà TTCK đạt được trong năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 128/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch định lượng về phát triển TTCK đến năm 2010, hướng đến năm 2020 trong đó có đề ra mục tiêu đến năm 2010, tổng giá trị vốn hoá thị trường đạt 50% GDP, năm 2020, con số này đạt 70% GDP. Bên cạnh sự tăng mạnh về quy mô, TTCK năm 2007 đã thực sự xác lập được vị thế là một kênh dẫn vốn trong nền kinh tế khi số vốn mà các DN niêm yết huy động được trong năm này đạt trên 90.000 tỷ đồng.

4. Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước khống chế cho vay đầu tư chứng khoán

Một trong những chính sách có tác động đáng kể đến TTCK và được các báo chí đề cập liên tục kể từ giữa năm 2007 đến nay đó là Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước. Chỉ thị này đã hạn chế luồng vốn tín dụng từ kênh dẫn vốn ngân hàng sang TTCK ở mức 3% khiến nhiều ngân hàng trong suốt nửa cuối của năm 2007 phải lo tìm cách hạ mức cho vay đầu tư chứng khoán xuống đến mức cho phép. Tăng trưởng tín dụng nóng trong năm 2007, nhiều hợp đồng vay vốn phải chuyển đổi mục đích sử dụng là tình trạng thực tế đang diễn ra tại nhiều ngân hàng.

Xung quanh câu chuyện về Chỉ thị 03, báo chí đã tốn không ít giấy mực để bàn thảo về vấn đề Chỉ thị 03 tạo ra sự an toàn hay rủi ro cho các ngân hàng. Vấn đề này vẫn sẽ là chủ đề nóng của báo giới trong những ngày đầu năm 2008.

5. Năm 2007, năm của các đợt IPO lớn

Năm 2007 là năm đầu tiên diễn ra các đợt phải cổ phần hoá DNNN là các tổng công ty lớn trong danh sách hơn 20 DN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cổ phần hoá trong năm này. Hai đợt IPO của 2 DN lớn là Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã hoàn thành trong năm này, nhưng đằng sau sự kiện IPO của loại DN này còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập.

Hiện tượng mua bán năm thâm niên công tác gây thiệt hại cho không biết bao nhà đầu tư thiếu kiến thức và kinh nghiệm. Báo chí năm qua đã liên tục đưa tin và phản ánh những vấn đề tồn tại trong quá trình IPO các DN lớn với hy vọng sang năm 2008, IPO của các DNNN sẽ được thực hiện chuyên nghiệp và minh bạch hơn.

6. Vụ tăng vốn của Quỹ VF1

Quỹ đóng đầu tiên được phép tăng vốn và sự điều chỉnh giá mang tính chủ quan của Công ty quản lý quỹ đã gây nhiều bất bình cho nhà đầu tư. Điều này cũng bộc lộ hạn chế của thị trường đằng sau sự thành công về việc huy động vốn diễn ra trong năm 2007. Sự bùng nổ hiện tượng phát hành trái luật và nhiều DN bị phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Theo thống kê của UBCKNN, năm 2007 có 63 tổ chức và cá nhân bị phạt trong đó phạt tiền 55 trường hợp.

7. Trung tâm GDCK TP. HCM chính thức thành Sở GDCK TP.HCM

Cùng với việc chuyển thành Sở GDCK, cơ quan này chính thức áp dụng khớp lệnh liên tục từ 30/7/2007 để tạo tính thanh khoản cho thị trường và tăng cơ hội cho nhà đầu tư. Đồng thời, kế hoạch giao dịch từ xa cũng đã và đang khởi động và chạy thử nghiệm liên tục tại Sở GDCK TP.HCM và Trung tâm GDCK Hà Nội. Tuy nhiên, sự cải tiến công nghệ đó đã không tránh khỏi những trục trặc.

Năm 2007 có thể nói là năm có nhiều sự cố về giao dịch, trong đó đáng kể là việc trục trặc hệ thống số liệu giá tham chiếu khiến HOSE phải ngừng giao dịch một ngày. Ngoài ra còn có sự nhầm lẫn về room với STB, nhầm lẫn giá tham chiếu của cổ phiếu TLT tại Hà Nội và tính nhầm HaSTC-Index.

8.Cải tiến đột phá trong đào tạo chứng khoán

Hệ thống đào tạo chứng khoán cuối 2006, đầu 2007 bị quá tải khi nhu cầu học lên cao. Tuy nhiên, với sự chia sẻ quyền cho 5 trường đại học khác, công tác đào tạo đã có bước phát triển đột biến và lành mạnh.

9. Luật Thuế Thu nhập cá nhân được thông qua

Lần đầu tiên thu nhập từ đầu tư chứng khoán được đưa vào diện chịu thuế. Mặc dù mức thuế không quá cao và khá linh hoạt nhưng thị trường cũng đã có một thời gian dài phản ứng tiêu cực. Theo đó, cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán được lựa chọn và đăng ký với cơ quan thuế việc áp dụng một trong hai cách tính thuế: theo mỗi lần chuyển nhượng hoặc tính 1 lần vào cuối năm.

Thuế suất chuyển nhượng vốn, đối với chuyển nhượng chứng khoán áp dụng thu thuế theo từng lần mức thuế suất là 0,1%/lần; áp dụng thu theo năm với mức thuế suất 20% sau khi đã trừ các chi phí liên quan. Ngoài ra, thu nhập từ đầu tư vốn (gồm: tiền lãi cho vay; lợi tức cổ phần; thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ) sẽ chịu mức thuế suất 5%. Trường hợp cá nhân nhận lợi tức cổ phần dưới dạng cổ phiếu thì thu nhập tính thuế được xác định theo giá thị trường của cổ phiếu tại thời điểm nhận.

10. Bùng nổ truyền thông về TTCK

Chứng khoán và TTCK đã trở thành chuyên mục thường xuyên và không thể thiếu không chỉ đối với nhiều tờ báo kinh tế, truyền hình mà còn cả những tờ báo chuyên về xã hội. Sự bùng nổ này đã dẫn đến sự ra đời của Câu lạc bộ Nhà báo chứng khoán vào ngày 28/5/2007, với sự quy tụ của gần 40 thành viên là các nhà báo chuyên sâu trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK và là một tổ chức nghề nghiệp có chức năng hỗ trợ về kiến thức và nghiệp vụ cho các thành viên tham gia.

(Theo VietNamNet)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt

Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt

Bộ Tài chính cho biết, công tác phân bổ và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025 đang được triển khai tích cực, bám sát mục tiêu, định hướng đề ra; trong đó, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh ký kết ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh ký kết ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách

Ngày 9/7, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị triển khai văn bản thỏa thuận và ký kết văn bản liên tịch về việc thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách và triển khai nhiệm vụ những tháng còn lại của năm 2025.

Vì sao lãi suất ngân hàng giảm liên tiếp?

Vì sao lãi suất ngân hàng giảm liên tiếp?

Theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất là yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức mạnh của một đồng tiền. Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc giảm lãi suất cho vay để đảm bảo tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay .

Thu ngân sách nhà nước đạt 67,7% dự toán

Thu ngân sách nhà nước đạt 67,7% dự toán

Tổng thu ngân sách nhà nước tháng 6-2025 ước đạt 176,6 nghìn tỷ đồng, lũy kế tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt 1.332,3 nghìn tỷ đồng, bằng 67,7% dự toán năm và tăng 28,3% so với cùng kỳ năm trước.

Khi các thị trường đầu tư chính đều có dấu hiệu thiếu ổn định, người dân có tâm lý ưu tiên an toàn vốn hơn lợi nhuận kỳ vọng.

Tiền gửi dân cư tăng phản ánh niềm tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng

Theo số liệu mới nhất Ngân hàng Nhà nước khu vực IV - Chi nhánh Lào Cai, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn Lào Cai đến hết tháng 6/2025 đạt hơn 42.200 tỷ đồng, tăng hơn 2.000 tỷ đồng (tương đương tăng 5,22%) so với cuối năm 2024. Số liệu trên cho thấy người dân vẫn đặt niềm tin và kỳ vọng với hình thức gửi tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng.

Đường hoa nông thôn mới ở xã Yên Phú, huyện Văn Yên.

80 năm thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025) Chỉ số hạnh phúc – đặc sắc Yên Bái

Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”, trong đó đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội. Yên Bái cũng là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đảng.
Ngập lụt trên địa bàn huyện Văn Yên trong cơn bão số 3 (YAGI) năm 2024.

Văn Yên chủ động ứng phó với thiên tai

Trước sự biến đổi ngày càng cực đoan của thời tiết và khí hậu, đặc biệt là mưa lũ, huyện Văn Yên đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, đồng bộ, phát huy phương châm “4 tại chỗ”, từng bước nâng cao năng lực ứng phó và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
fb yt zl tw